05/01/2024 13:27 GMT+7

Mùa này ho dai dẳng mà không biết tại sao

Ho là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Thời gian này, cùng với thời điểm gia tăng bệnh lây qua đường hô hấp, nhiều người bị ho dai dẳng kéo dài hơn, dễ tái phát và tăng mức độ.

Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng bị ho kéo dài trong khoảng thời gian vừa qua - Ảnh: XUÂN MAI

Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng bị ho kéo dài trong khoảng thời gian vừa qua - Ảnh: XUÂN MAI

Từ trẻ nhỏ đến người lớn đều bị ho kéo dài

Từ đợt cảm cúm nặng đầu tháng 12-2023, chị Đ.T. (ngụ quận 8, TP.HCM) vẫn còn ho dai dẳng kéo dài đến nay nhưng với mức độ nhẹ hơn. Cơn ho dễ bị "kích hoạt" và trở nặng khi chị T. đến văn phòng làm việc có máy lạnh hay nằm ngủ.

"Sau hết cảm cúm, tôi ho như kiểu có bụi ở trong cổ họng, sau đó chuyển sang ho có đờm", chị T. chia sẻ thêm.

Chị T. nhớ lại thời điểm mang bầu cũng ho rất nhiều nhưng không uống thuốc. Kết quả xét nghiệm máu thông báo bình thường, không bị viêm nhiễm gì, và cơn ho cũng tự hết sau một thời gian.

Chị T. cho biết thêm, tại cơ quan mình cũng có nhiều đồng nghiệp bị ho là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh như viêm phế quản. Có người phải nhập viện truyền kháng sinh vì uống thuốc kháng sinh theo kê đơn bác sĩ trong thời gian dài nhưng ho không dứt.

Bên cạnh người lớn, trẻ em là nhóm dễ mắc các bệnh đường hô hấp trong thời điểm hiện nay, với một trong những triệu chứng ban đầu cũng là ho. Nhiều trẻ ho dai dẳng kéo dài, kèm sốt cao, sổ mũi, thở khó... phải nhập viện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng mới phát cảnh báo vào giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19, cúm gia cầm H5N1.

Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm cũng tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.

Trẻ mắc bệnh đường hô hấp thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Trẻ mắc bệnh đường hô hấp thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Nhiễm vi rút này vừa xong đến nhiễm vi rút khác, hoặc nhiễm cùng lúc nhiều vi rút

PGS Trần Văn Ngọc - chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM - cho hay khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang đông là điều kiện thuận lợi của các vi rút, vi khuẩn gây ra các bệnh đường hô hấp phát triển. Đặc biệt trong năm nay ghi nhận nhiều người mắc bệnh cúm, vi khuẩn không điển hình, kể cả COVID-19.

"Do chúng ta không xét nghiệm chẩn đoán tìm tác nhân cho tất cả bệnh nhân nhưng đa phần tác nhân là do vi rút cúm, vi rút cảm, vi khuẩn không điển hình và cả vi rút SARS-CoV-2.

Có một số trường hợp bệnh nhân khám ở phòng khám hay bệnh viện được cho test cúm thì dương tính, đến test vi rút cảm, vi rút SARS-CoV-2 cũng dương tính. Điều này khác biệt so với những năm trước là người bệnh chỉ mắc một vi rút duy nhất, điển hình", PGS Ngọc chia sẻ thêm.

Cũng theo PGS Ngọc, với nhiều tác nhân gây bệnh trong một thời điểm nên người bệnh có thể nhiễm một loại vi rút nào đó rồi chuyển sang nhiễm vi rút khác hoặc đồng mắc cùng lúc hai loại vi rút, thậm chí nhiều hơn. Chính điều này đã làm người bệnh có triệu chứng kéo dài, trong đó có ho.

Với triệu chứng bệnh kéo dài, không rõ chính xác tác nhân nào gây bệnh, ông Ngọc khuyến cáo những trường hợp nhẹ (sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể...) thì dùng thuốc cảm thông thường.

Nếu có triệu chứng sốt cao 38,5 - 39 độ C, ho khạc đờm mủ xanh/vàng, hoặc với những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, cao tuổi... thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng, kịp thời.

Ở trẻ nhỏ, theo bác sĩ CKI Trần Nguyên Khôi - phó khoa nội 3 Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), với thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em dễ dàng tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên đây là phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, làm long đàm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ.

Hiện thuốc để điều trị ho chia thành 3 loại: chống ho, hỗ trợ ho và thuốc ho thảo dược. Dựa vào đặc tính của từng loại thuốc và tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ có phương hướng chỉ định.

Để tránh các hệ lụy không mong muốn, bác sĩ Khôi khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của y bác sĩ. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đàm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu,…).

Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn.

Về mức độ ho, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính. Còn ho từ 3-8 tuần là ho bán cấp tính và trên 8 tuần trở lên là ho mãn tính.

Nguyên nhân ho kéo dài

Người phụ nữ 35 tuổi, nội trợ, đã trải qua quá trình điều trị ho kéo dài đầy khó khăn hơn 1 năm. Trường hợp này đã được đăng trên trang web của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, để lại nhiều bài học và kinh nghiệm cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Đang nằm viện vì bị đâm thủng bụng, anh P. tiếp tục bị một người đàn ông hành hung.

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới

Mang đậm dấu ấn ngành sữa New Zealand, Meadow Fresh - sữa tươi nguyên chất nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand vừa ra mắt nhận diện mới cho dòng 200ml tiện lợi cho người dùng

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar