05/11/2024 12:20 GMT+7

Mùa mưa nước ngập, đề phòng rắn lục đuôi đỏ cắn

Tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, thời gian gần đây bệnh viện cấp cứu nhiều trẻ em bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ do thời điểm này đang là mùa mưa, nước ngập nhiều nơi ở miền Tây Nam Bộ.

Mùa mưa nước ngập, đề phòng rắn lục đuôi đỏ cắn - Ảnh 1.

Rắn lục đuôi đỏ là loài sinh sống nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: tư liệu

Từ đầu năm đến nay, tại khu vực này có hơn 70 trường hợp bị rắn cắn nhập viện, cao điểm tăng từ các tháng 7, 8, 9, 10. Đáng chú ý trong đó nhiều trường hợp không đưa trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện kịp thời mà xử lý bằng biện pháp dân gian không đúng dẫn đến chậm trễ trong điều trị.

Mới đây, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận trường hợp trẻ bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Bé được đưa đến nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng phù, đã lan qua cẳng chân.

Qua thăm khám, bác sĩ thấy vùng mặt trước bàn chân có mốc độc do rắn lục đuôi đỏ cắn. Theo lời gia đình, trước đó trong lúc bé đi ra vườn thì bị rắn cắn.

Khi đến bệnh viện, tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhi diễn tiến nhanh, các bác sĩ quyết định truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đuôi đỏ. Sau khi truyền huyết thanh, vết cắn đã giảm sưng nề, không còn chảy máu, đồng thời các xét nghiệm rối loạn đông máu đã cải thiện tốt và được xuất viện sau 4 ngày điều trị.

Theo các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, thời gian gần đây, nhất là vào những tháng mùa mưa và mùa nước lên, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị rắn cắn, đa số là do rắn lục đuôi đỏ.

Rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn lục, nọc độc của chúng gây rối loạn đông máu, biểu hiện ban đầu là chảy máu tại vết cắn, sưng nề lan nhanh.

Nhiều trường hợp sau khi rắn cắn điều trị bằng các biện pháp dân gian, nhập viện trễ nên không được truyền huyết thanh kháng nọc rắn kịp thời, dẫn đến rối loạn đông máu nặng. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tạng dẫn đến tử vong.

Rắn lục đuôi đỏ là một trong những loài rắn sinh sống phát triển nhiều tại Đồng bằng sông Cửu Long, thường sinh sản vào mùa mưa. Hiện nay do môi trường sống của chúng bị thu hẹp, mùa nước lên rắn không có nơi trú ngụ sẽ tìm những nơi cao như bờ đất, cây cối gần nhà dân để bò lên, có thể rắn bò cả vào nhà trú ẩn ở nơi tối.

Khi vô tình bị rắn cắn, các bác sĩ khuyến cáo cần sơ cứu đúng cách và đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện điều trị. Khi bị rắn cắn, trước hết trấn an người bị nạn, đặt cố định không cử động và đặt vị trí bị cắn (tay, chân) thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố. Sau đó rửa sạch vết thương, nẹp cố định tay (chân) ở vị trí bị rắn cắn và đưa đến bệnh viện.

Những sai lầm thường hay gặp phải khi xử lý rắn cắn: rạch tại vết rắn cắn để lấy nọc độc; đắp lá hoặc các loại thuốc nam; buộc garo quá chặt tại vết rắn cắn…

Theo các bác sĩ, những việc làm này chẳng những không có tác dụng điều trị các trường hợp rắn cắn, mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng hấp thu nọc độc và làm nạn nhân chảy máu khó cầm.

Rắn lục đuôi đỏ 'tuần tra' ngõ vào khu dân cư, người dân bất an

Rắn lục đuôi đỏ liên tục xuất hiện ở khu đô thị An Phú Sinh, TP Quảng Ngãi khiến người dân bất an. Buổi tối, phụ huynh không dám cho con ra khỏi nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar