04/06/2006 08:03 GMT+7

"Mùa mới" của phim võ hiệp Kim Dung

ĐƠN DƯƠNG (tổng hợp theo báo chí Trung Quốc)
ĐƠN DƯƠNG (tổng hợp theo báo chí Trung Quốc)

TT - Thập niên 1970 là giai đoạn thịnh hành của phim truyền hình nhiều tập ở Hong Kong. Tuy lúc ấy kỹ xảo còn non kém, lại chưa có màu nhưng hai bộ phim Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp liên tiếp ra đời trong năm 1976 đã chính thức sản sinh ra một dòng phim mới: phim chuyển thể từ những tác phẩm của Kim Dung.

Phóng to

Thần điêu đại hiệp, phiên bản 2006 của Trung Quốc

TT - Thập niên 1970 là giai đoạn thịnh hành của phim truyền hình nhiều tập ở Hong Kong. Tuy lúc ấy kỹ xảo còn non kém, lại chưa có màu nhưng hai bộ phim Anh hùng xạ điêuThần điêu đại hiệp liên tiếp ra đời trong năm 1976 đã chính thức sản sinh ra một dòng phim mới: phim chuyển thể từ những tác phẩm của Kim Dung.

38 bộ, 2.000 tập, và hơn thế nữa...

Suốt 30 năm qua, dòng phim đặc thù này dường như chưa bao giờ ngưng chảy. 15 tác phẩm của Kim Dung được “cày” nát trên màn ảnh, cứ khoảng năm năm là người ta dựng phim lại, tập trung chủ yếu vào những truyện ăn khách như Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký, Thiên long bát bộ, Lộc đỉnh ký...

Tính đến thời điểm này, danh mục phim truyền hình Kim Dung đã lên tới 38 bộ với gần 2.000 tập. Số lượng ấy chưa dừng lại vì hiện tại, cùng lúc có đến ba bản dựng mới của Anh hùng xạ điêu, Bích huyết kiếm và Tuyết sơn phi hồ đang có mặt trên phim trường.

Trong tháng bảy tới đây, Lộc đỉnh ký lại khởi công và nếu không có gì thay đổi, diễn viên kiêm đạo diễn Trương Quốc Lập (nổi tiếng với các phim Khang Hy vi hành, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam) cũng sẽ bắt tay thực hiện bộ phim Thư kiếm ân cừu lục.

Khi quyết định chỉ nhận tượng trưng 1 nhân dân tệ tiền tác quyền của bộ phim Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung có đưa ra điều kiện: đề nghị tôn trọng nguyên tác. Thế nhưng đó chỉ là ước muốn của ông, còn khi “qua tay” các nhà làm phim, những nhân vật mà công chúng yêu thích như Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Đoàn Dự, Kiều Phong, Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Lệnh Hồ Xung... không còn là của ông nữa. Họ được xây dựng theo cách của các nhà làm phim, thậm chí được “viết lại” tiểu sử.

Suốt 30 năm qua, dường như chưa có bộ phim nào khiến Kim Dung hài lòng. Nhưng ông cũng chưa bao giờ chỉ trích hay phàn nàn về bất cứ bộ phim nào, bởi ông quan niệm: “Khi đã lên phim thì nó đã mang một diện mạo mới, không còn là tiểu thuyết của tôi. Chỉ cần khán giả xem, thấy thích là được”.

Phim Kim Dung trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc

Trước đây, phim võ hiệp Kim Dung đừng hòng chen chân vào sóng Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vì chúng bị đánh giá là “nhảm nhí, rẻ tiền”. Khán giả đại lục chỉ còn cách xem qua băng đĩa nhập lậu từ Hong Kong hay Đài Loan.

Thế nhưng từ năm 2001, chính Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã tự “cởi trói” cho mình bằng việc... đầu tư chi phí rất cao để thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ.

Với 1 nhân dân tệ tiền tác quyền tượng trưng, bộ phim Tiếu ngạo giang hồ mang thương hiệu Trung Quốc đầu tiên ra đời đã tạo thành một sự kiện lớn. Người vinh dự đưa những nhân vật của Kim Dung lên màn ảnh nhỏ Trung Quốc là nhà sản xuất Trương Kỷ Trung.

Sự xuất hiện của Tiếu ngạo giang hồ với hai diễn viên chính Lý Á Bằng và Hứa Tịnh đã đánh dấu một giai đoạn mới của dòng phim Kim Dung. Các tác phẩm ra đời ồ ạt, chất lượng nghệ thuật cao hơn và góc nhìn cũng mới hơn những bộ phim trước đây do Hong Kong và Đài Loan sản xuất.

Riêng nhà sản xuất Trương Kỷ Trung đã làm liền năm phim, mà gần nhất, đang tạo cơn sốt là Thần điêu đại hiệp với hai diễn viên trẻ Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi.

Có thể nói phim Kim Dung đang bước vào một mùa phim mới, hay hơn và đẹp hơn vì nếu như trước đây các nhà làm phim Hong Kong, Đài Loan chỉ loanh quanh trong phim trường chật chội toàn... giấy bồi thì nay, các nhà làm phim Trung Quốc đưa vào ống kính những thắng cảnh đẹp nhất, hùng vĩ nhất khiến phim trở nên rất chân thực.

Kỹ xảo điện ảnh được trau chuốt hơn, hiện đại hơn, tạo cho phim mang đúng không khí võ hiệp. Và quan trọng hơn là những bộ phim gần đây chuyển thể từ những tác phẩm đã được Kim Dung hiệu chỉnh công phu nên chắc chắn có nhiều điều đáng xem hơn.

ĐƠN DƯƠNG (tổng hợp theo báo chí Trung Quốc)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Dù mang thông điệp ý nghĩa, remake từ kiệt tác Oscar CODA và có sự góp mặt của 'con cưng phòng vé' Trương Tịnh Nghi, Độc nhất vô nhị vẫn trở thành bom xịt đáng thất vọng, nối tiếp chuỗi thất bại của điện ảnh Hoa ngữ thời gian gần đây.

Phim mới của Trương Tịnh Nghi thảm bại phòng vé dù cố tận dụng cơn sốt của Na Tra

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Liên hoan phim Cannes từ lâu đã nổi tiếng với việc tôn vinh những tác phẩm điện ảnh táo bạo, mang đậm dấu ấn cá nhân và không ngại đụng chạm đến những chủ đề nhạy cảm.

Bạo lực tàn khốc, tình dục bạo liệt hội đủ trong top 5 phim gây tranh cãi nhất lịch sử Cannes

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Johnny Trí Nguyễn là hậu duệ gia tộc võ thuật và nghệ thuật lừng lẫy. Anh trò chuyện với Tuổi Trẻ về tám năm vắng bóng điện ảnh và không còn tìm kiếm hạnh phúc gia đình riêng.

Johnny Trí Nguyễn: Hậu duệ gia tộc lừng lẫy, chán điện ảnh và không tìm hạnh phúc riêng

Nhận mưa lời khen từ Cannes, Sound of Falling có chạm được Cành cọ vàng?

Theo Deadline, Sound of Falling nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình tại Liên hoan phim Cannes 2025 và đang là ứng viên nặng ký nhất cho giải Cành cọ vàng ở thời điểm hiện tại.

Nhận mưa lời khen từ Cannes, Sound of Falling có chạm được Cành cọ vàng?

Jodie Foster trở lại sau 20 năm; Scarlett Johansson gây sốt với phim đầu tay ở Cannes

Thảm đỏ Cannes ngày 20-5 có sự xuất hiện của loạt ngôi sao nổi tiếng như Jodie Foster, Adrien Brody, Scarlett Johansson, June Squibb, James Franco...

Jodie Foster trở lại sau 20 năm; Scarlett Johansson gây sốt với phim đầu tay ở Cannes

Amy Rose mang màu sắc lãng mạn đến Sonic 4, còn Shadow cần phim riêng để tỏa sáng

Sonic 3 mang đến hai hướng phát triển trái ngược cho nhân vật mới: Amy Rose sẽ mang sắc thái lãng mạn nhẹ nhàng vào phần 4, còn Shadow lại dần trở nên lạc lõng, khiến khán giả tin đã đến lúc anh cần một phần phim riêng để tỏa sáng.

Amy Rose mang màu sắc lãng mạn đến Sonic 4, còn Shadow cần phim riêng để tỏa sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar