17/01/2009 15:54 GMT+7

Mùa hoa cải

LÊ PHÚ CƯỜNG
LÊ PHÚ CƯỜNG

TTO - Một mùa gió bấc nữa lại về. Gió không quá lạnh mà cũng tái tê, vì nỗi niềm của người ly xứ. Nhìn hoa cúc vàng nhớ hoa cải bên sông.

Phóng to
TTO - Một mùa gió bấc nữa lại về. Gió không quá lạnh mà cũng tái tê, vì nỗi niềm của người ly xứ. Nhìn hoa cúc vàng nhớ hoa cải bên sông.

Thật tình cải không phải là hoa, vậy mà cũng gợi xúc cảm trong lòng người không thua loài hoa dại nào khác. Cải ra hoa chẳng qua do quá lứa, nhà vườn mải chơi xuân mà bỏ quên lại bên liếp sau hè cạnh bờ ao, hay luống cạnh bờ sông. Có khi cũng do cố tình để cải ra hoa cho hạt giống vụ mùa năm tới.

Quê nghèo, chỉ có nguồn nưới tước tự nhiên nên cải phải được trồng cạnh ao hồ, hay bên bờ sông vùng nước ngọt. Từ bờ này nhìn qua bến kia cách một con sông làm vạt vàng mang một niềm nhớ nhung, cách biệt. Có phải vì cảnh sông hồ mà hoa cải thêm hồn, thêm chút niềm hoài vọng xa xôi? Bên bờ ao ụ nước, hoa cải gắn với một mái nhà tranh dân dã, đơn sơ.

Cải thành hoa không phải kết từ nụ chúm chím như mai, như đào, như cô gái làm duyên thẹn thùng e ấp. Đơn giản thôi, rắc phấn vàng thật nhiều lên ngồng và như thế, thành hoa. Bé thơ chẳng biết gì đâu, ra vườn ngắt thật nhiều ngồng cải, loay hoay, cụm cụi chơi nhà chòi, chơi trò nấu nướng cho phấn vàng vương đầy áo, dính đầy tay. Mẹ không rầy vì cải đã qua mùa thu hoạch.

…Gió chướng về, hoa réo gọi tuổi thơ ơi!...

Hoa cải phần nhiều là những thứ bị bỏ rơi, bị dạt ra từ vụ mùa mà những cây tốt tươi đã được đem đi bán. Phận rẻ rúng, bọt bèo bị lãng quên không hờn giận, lặng lẽ dâng tặng cho ngày xuân những nhánh hoa vàng. Cải không được tưới nước sớm ra ngồng, thành hoa rồi cỗi chết. Mùa đến, mùa đi để lại chút phấn hương. Hương cải không nồng như thân cải mà dìu dịu nhẹ tênh như có như không, như chỉ riêng tặng cho người biết nâng niu và trân trọng vẽ đẹp quê mùa bờ bụi. Người ta dành đất trước nhà trồng hồng trồng cúc, có ai để nơi trang trọng đó cho cải bao giờ?

Cải củ, cải xanh chỉ vài ngàn đồng một ký, lại hay ế hàng nên cải là thứ cây trồng xóa nghèo (chứ không thể làm giàu) và hoa cải đúng là hoa của nhà nghèo. Phải tưới nước ngày hai buổi thì củ cải mới không bị xốp, cải xanh mới mượt lá, no thân. Vòng đời ngắn ngủi hơn kém sáu mươi ngày nhưng cũng đủ làm nhọc nhằn đời mẹ, tay thùng tay rỗ sớm chiều. Năm nào rớt giá, hoa cải càng vàng, lòng mẹ càng buồn vì mùa xuân này không đủ áo mới cho con, cái Tết không đủ phần tươm tất, thiếu phần trọn vẹn. Con vô tư nhìn hoa cải vàng, biết đâu lòng mẹ võ vàng.

Gió chướng lại đưa mùa xuân về, thổi khô da, nẻ gan bàn chân, rạt rào qua phênh liếp. Hoa cải có vàng thêm, lòng mẹ có quặn lo?

LÊ PHÚ CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar