23/05/2018 09:31 GMT+7

Một vé đến đồng bằng

Trần Hữu Hiệp (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)
Trần Hữu Hiệp (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ sở hữu vẻ vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc.

Một vé đến đồng bằng - Ảnh 1.

Du lịch sinh thái ở mũi Cà Mau - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG

Từ đó, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình, từ du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, du lịch nghiên cứu, nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống đến du lịch biển đảo chất lượng cao. Khu vực này còn có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP.HCM, các vùng, miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong.

Đề án "Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL" xác định sản phẩm du lịch xanh đặc thù "Thế giới sông nước Mê Kông" thể hiện những giá trị cốt lõi trên của du lịch vùng.

Thời gian qua, Hiệp hội du lịch ĐBSCL cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong vùng và TP.HCM đã có nhiều nỗ lực liên kết vùng, tiểu vùng, "bắt tay nhau" tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù như "Một điểm đến, bốn địa phương +", công nhận và sử dụng sản phẩm du lịch của nhau, hướng đến việc áp dụng nhãn du lịch bền vững "Bông Sen xanh" trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch… để khai thác "lợi thế dùng chung" và đặc thù của từng nơi nhằm tạo nên sức hấp dẫn mới cho du khách.

Quy hoạch phát triển du lịch vùng xác định "hai không gian du lịch": phía Tây và phía Đông. Yêu cầu "tích hợp" các tour, tuyến, điểm du lịch, kết nối với TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, tạo sức hấp dẫn cho "Một vé đến với đồng bằng". Đồng thời, xây dựng Cần Thơ và đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

Tuy nhiên, tiềm năng du lịch vùng chưa được đầu tư đúng mức, khai thác hiệu quả. Điểm yếu được nhận diện thời gian qua chưa khắc phục được là thiếu sự điều phối liên kết yếu kém. Liên kết phát triển du lịch vùng mới thể hiện ở tầm nhìn, cam kết chung, thiếu nhiều hành động cụ thể để hiện thực hóa. Cách làm du lịch ở nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì sẵn có mà thiếu đầu tư dài hạn. Tình trạng kém hấp dẫn và không rõ tính khác biệt của các sản phẩm du lịch của vùng thể hiện rõ qua việc các địa phương khai thác các giá trị tương đồng mà chưa nhìn nhận được các giá trị đặc thù và tính kết nối và tích hợp tốt.

Một mình không làm nên chợ, nhưng nhiều nơi còn đứng riêng. Nỗ lực xây dựng cơ chế liên kết tiểu vùng, liên kết vùng phát triển du lịch hay các sản phẩm du lịch "Một điểm đến, bốn địa phương +" hay "sử dụng sản phẩm du lịch của nhau" trong khác biệt đang có dấu hiệu nhạt nhòa.

Tăng cường xúc tiến du lịch là vấn đề quan trọng đã được thảo luận qua nhiều diễn đàn gần đây, nhưng làm thế nào để "mở khóa" cho ngành du lịch ĐBSCL vẫn đang chờ đợi những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa.

Làm được điều đó, việc liên kết sẽ tạo được điểm đến thực sự cho du khách yêu mến vùng ĐBSCL.

Trần Hữu Hiệp (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar