25/09/2024 14:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Một trường đại học chi 13 tỉ đồng/năm cho sinh viên mượn đóng học phí

Sinh viên khó khăn được mượn tiền đóng học phí, không tính lãi, trả gốc sau 2 năm tốt nghiệp.

Trường đại học chi 13 tỉ đồng/ cho sinh viên mượn đóng học phí - Ảnh 1.

HUFLIT công bố quỹ học bổng dành cho sinh viên năm học 2024 - 2025 trị giá 11 tỉ đồng - Ảnh: N.T

Từ năm học 2024-2025, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) triển khai "Quỹ hỗ trợ sinh viên", tổng giá trị mỗi năm 13 tỉ đồng. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được xem xét "mượn tiền" từ nguồn quỹ này đóng học phí mà không phải trả lãi suất.

Thời hạn mượn tiền hỗ trợ đóng học phí được tính từ ngày sinh viên bắt đầu nhận tiền cho đến ngày tất toán các khoản đã mượn qua từng giai đoạn. Thời hạn tất toán các khoản tiền sinh viên mượn tối đa hai năm tính từ ngày sinh viên hoàn thành theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của trường.

Sinh viên mượn tiền đóng học phí phải cam kết tốt nghiệp đúng theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa. Trong trường hợp có lý do bất khả kháng, sinh viên có thể tốt nghiệp trễ hạn nhưng không quá 6 tháng theo kế hoạch học tập chuẩn và phải có đơn giải trình và được trường đồng ý phê duyệt.

Đây là chương trình được HUFLIT triển khai trong lễ khai giảng diễn ra sáng 25-9. Cũng tại lễ khai giảng, trường đã công bố quỹ học bổng dành cho sinh viên năm học 2024 - 2025 trị giá 11 tỉ đồng.

Dịp này, trường trao hai suất học bổng trị giá 50% học phí toàn khóa học cho 2 thủ khoa đầu vào và 36 suất học bổng 25% toàn khóa cho các thủ khoa ngành. Học bổng này được cấp cho năm đầu tiên, những năm học sau có điều kiện duy trì học bổng.

Bên cạnh đó, HUFLIT cũng tặng nhiều suất học bổng dành cho tân sinh viên như học bổng đồng hành, học bổng trải nghiệm, học bổng vững bước... với tổng giá trị 2,3 tỉ đồng. Trong đó, học bổng khóa học ngoại ngữ - tin học có tổng giá trị 900 triệu đồng.

Nhân dịp này, trường cũng nhận chứng nhận kiểm định chương trình đào tạo ngành Đông phương học từ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Sinh viên đừng lãng phí thời gian

Chia sẻ với tân sinh viên trong lễ khai giảng, ông Nguyễn Anh Tuấn - hiệu trưởng HUFLIT - nhắn nhủ: Mỗi chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này đều được ban cho một món quà vô cùng quý giá - đó là thời gian.

Nhưng món quà này không phải là vô tận. Ngân quỹ thời gian của mỗi người đều là hữu hạn. Vì vậy, hãy biết trân trọng thời gian của mình. Hãy dành những năm tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân để học tập, rèn luyện và phát triển bản thân một cách tốt nhất.

"Hãy luôn nhớ rằng, thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều là những khoảnh khắc mà chúng ta không thể lấy lại được. Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách có ý nghĩa.

Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu, những kế hoạch rõ ràng. Đừng lãng phí thời gian vào những điều vô bổ. Hãy tìm ra sứ mệnh của cuộc đời mình, và hãy sống sao cho mỗi ngày đều mang lại giá trị và ý nghĩa" - ông Tuấn gửi gắm đến tân sinh viên.

46 cặp sinh đôi học chung trường đại học ở TP.HCM được giảm 50% học phí

92 sinh viên là anh, chị em sinh đôi cùng học chung một trường đại học ở TP.HCM được trường giảm 50% học phí. Trong số này có hai cặp sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

UBND TP Buôn Ma Thuột vừa ban hành kế hoạch xét tuyển đặc cách đối với 36 giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31-12-2015.

Buôn Ma Thuột tuyển đặc cách 36 giáo viên hợp đồng lâu năm

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar