21/05/2019 10:38 GMT+7

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa gốm Bình Dương

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Bảo tàng tỉnh Bình Dương khởi động chương trình hè năm nay bằng chuyên đề triển lãm 'Gốm Bình Dương - truyền thống và hiện đại' khai mạc sáng 22-5, kéo dài đến 22-6.

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 1.

Góc trưng bày hai chiếc bình gốm sơn mài đặc biệt của nhà sưu tập Đào Duy Thắng (giữa) - Ảnh: L.ĐIỀN

Đây có thể nói là đợt hội tụ quy mô của các dòng trải qua nhiều thế hệ. Nói như giới chuyên môn, triển lãm có thể xem như một dịp "hội tụ tinh hoa gốm Bình Dương".

Tại sảnh chính của bảo tàng, khách tham quan sẽ có dịp tận mắt chứng kiến những hiện vật gốc thuộc nhiều dòng gốm Bình Dương được chọn lọc từ các bộ sưu tập của hơn 50 "tay chơi" đến từ Bình Dương, TP.HCM, An Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh...

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 2.

Bộ sưu tập cối gốm của nhà sưu tập Dương Cao Sang - Ảnh: L.Đ.

Triển lãm lần này giới thiệu một loạt cối giã bằng gốm Bình Dương (sản xuất vào những năm 1930) của nhà sưu tập Dương Cao Sang, phản ánh nét sinh hoạt đặc thù một thời tại vùng đất Bình Dương - Lái Thiêu.

Bên cạnh các hiện vật tái hiện đời sống gia đình còn một số hiện vật đặc biệt, đó là chiếc lu nước cỡ lớn (cao 78cm) xuất xứ từ một gia đình quý tộc cuối thế kỷ 19 thuộc dòng gốm Lái Thiêu.

Đặc biệt hơn là chiếc bình cao 90cm ra đời khoảng năm 1950 với đề tài "Vinh quy bái tổ", thuộc bộ sưu tập của ông Bùi Quang Tùng.

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 3.

Hiện vật xưa nhất là chiếc bình chứa nước khổ lớn cuối thế kỷ 19 có dòng chữ “Lái Thiêu thị Giáo Đường lộ”, thuộc bộ sưu tập của anh Trần Bình

Nhưng độc đáo hơn cả là hiện vật của nhà sưu tập Đào Duy Thắng: cặp lộc bình bằng gốm Thành Lễ sản xuất khoảng năm 1964, với kỹ thuật sơn mài trên cốt gốm được xem là hiếm hoi hiện nay.

Người giữ mối dây liên lạc giữa các nghệ nhân và các nhà sưu tập gốm Bình Dương cho triển lãm gốm lần này là ông Nguyễn Hữu Phúc - chủ nhiệm Câu lạc bộ Cổ vật thị xã Thuận An. Ông Phúc có giao tình lâu năm với nhà nghiên cứu Lý Lược Tam nay đã mất.

"Chính thế hệ những người như ông Lý Lược Tam hoặc nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng hiện ở TP.HCM đã gieo vào lòng anh em chúng tôi niềm đam mê tìm hiểu và thêm yêu nghệ thuật sản phẩm gốm Bình Dương" - ông Phúc vừa tâm sự vừa giới thiệu nhóm hiện vật của ông tại triển lãm có cả chiếc hộp trà bằng gốm Lái Thiêu, vốn là di vật của cụ Lý Lược Tam.

Từ những triển lãm "hội tụ tinh hoa" thế này, giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu nhận ra điểm gặp nhau với nhà tổ chức: Đó là suy nghĩ sâu hơn về sự hiện diện của gốm Bình Dương trong dòng chảy tri thức và nghệ thuật của nước nhà. Vấn đề này hẳn còn chờ các nhà nghiên cứu, điền dã và sưu tầm tiếp tục.

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 4.

Chiếc lu nước cỡ lớn (cao 78cm) của một gia đình quý tộc cuối thế kỷ 19 thuộc dòng gốm Lái Thiêu - Ảnh: L.ĐIỀN

Hơn một trăm năm qua, nghề gốm ở Bình Dương phát triển không ngừng, đã lần lượt hình thành các trung tâm sản xuất gốm mà người dân quen gọi thành "từng dòng": Lái Thiêu, Phú Cường, Tân Phước Khánh, Dĩ An...

Triển lãm cũng là dịp tôn vinh giá trị, vai trò của sản phẩm gốm sứ trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Việt nói chung và cư dân Bình Dương nói riêng. Đồng thời giới thiệu đến khách tham quan những nghệ nhân tài hoa, điêu luyện của nghề gốm Bình Dương.

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 6.

Nhóm đồ gia dụng với hộp trà gốm Lái Thiêu của cụ Lý Lược Tam (bìa phải) - Ảnh: L.Điền

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 7.

Bộ sưu tập đèn dầu lạc bằng gốm Phúc Kiến - Triều Châu - Ảnh: L.Điền

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 8.

Hòn non bộ gốm Chòm Sao ít thấy - Ảnh: L.Điền

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 9.

Bộ đồ trà gốm Lái Thiêu - Ảnh: L.Điền

Một tháng thỏa thuê xem tinh hoa  gốm Bình Dương - Ảnh 10.

Nhóm gốm gia dụng thương hiệu Thành Lễ - Ảnh: L.Điền

Sáng 25-4, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành tuyến đường bản đồ biển đảo được làm bằng chất liệu gốm để người dân hiểu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần máu thịt của Tổ Quốc VN.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar