26/01/2022 19:12 GMT+7

Một năm quá khó khăn và thêm nhiều hiểu biết, sao còn 'ngăn sông cấm chợ'?

PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi
PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi

TTO - Chiến lược phòng chống dịch COVID-19 đã thay đổi, không còn "zero F0" nữa mà chuyển sang linh hoạt, không ngăn sông cấm chợ mà thay bằng kiểm soát rủi ro.

Một năm quá khó khăn và thêm nhiều hiểu biết, sao còn ngăn sông cấm chợ? - Ảnh 1.

Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có nhiều lý do dẫn đến thay đổi này, đó là tỉ lệ tiêm chủng hiện đã rất cao, điều đó đã giúp số ca chuyển nặng không nhiều như trước. Tại nhiều tỉnh thành số mắc hiện khá cao nhưng số tử vong và chuyển nặng đã giảm đáng kể.

Chính phủ và Bộ Y tế gần đây đã có nhiều hướng dẫn để địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết, không yêu cầu xét nghiệm hay cách ly ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên đây đó vẫn còn những biện pháp chống dịch kỳ quặc, "trên bảo dưới không nghe", như ở Thanh Hóa gần đây làm lán cách ly, hay trước đó có gần 30 gia đình có người về quê ăn Tết ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đã bị chính quyền thôn, xã khóa cửa và… giữ chìa khóa.

Một hành động vừa có thể gây nguy hiểm, vừa thể hiện người tham gia chống dịch không hiểu gì về biện pháp chống dịch.

Bằng giờ này năm ngoái dịch bùng lên ở tỉnh Hải Dương và sau đó là nhiều tỉnh thành, nhưng kể từ làn sóng dịch thứ 4, tức là từ 27-4-2021 đến nay, hiểu biết về dịch, các biện pháp phòng chống, khả năng tiếp nhận, điều trị cho F0 và độ phủ vắc xin giúp chúng ta đối phó với dịch bệnh ở một tâm thế khác, với hiệu quả cao hơn trước đây rất nhiều.

Trong tình hình như vậy, các tỉnh thành đáng lẽ phải tạo điều kiện cho người dân về quê hương ăn Tết sau 1 năm rất khó khăn, thì vừa qua đã có nhiều tỉnh thành có "hàng rào" về xét nghiệm, hay yêu cầu cách ly tại nhà, cách ly tạm thời…, khiến người dân đang chờ mong trở nên hụt hẫng.

Đúng là trong thời điểm có dịch như hiện nay, người dân về quê vẫn phải áp dụng các biện pháp chống dịch, như khai báo y tế, 5K, hạn chế tụ tập, nhưng cũng không thể và không nên thực hiện các biện pháp kiểu "ngăn sông cấm chợ" như trước đây, vừa ảnh hưởng tới làm ăn kinh tế, an sinh xã hội không những cho địa phương mình và cả các địa phương khác và người dân.

Thực tế đã cho thấy có những địa phương dỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật thì số ca mắc lại giảm xuống, việc kiểm soát dịch vẫn rất hiệu quả, kinh tế phục hồi dần.

Đây cũng là những bằng chứng sống động để các địa phương khác có thể gỡ bỏ những rào cản, nhất là trong dịp Tết này.

Dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ 3, chúng ta đã có thể chống dịch theo cách chủ động và hài hòa hơn, sao còn "ngăn sông cấm chợ’, làm khó cho đời sống của người dân?

Người dân địa phương Thanh Hóa không còn ở lán cách ly, về nhà theo dõi sức khỏe

TTO - Trưa 25-1, ông Lê Văn Tuấn - chủ tịch UBND xã Thanh Phong, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) - xác nhận sáng cùng ngày, hơn 20 người không còn ở lều lán để cách ly y tế nữa, mà trở về nhà riêng tự theo dõi sức khỏe phòng chống dịch COVID-19.

PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar