​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump

12 tháng sau khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump không gục ngã hay bỏ cuộc như nhiều người ghét ông vẫn mong đợi. 365 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump được đánh dấu bằng những chuyện hết sức kỳ lạ với giới chính trị gia, hệt như cách ông điều hành nước Mỹ.

"Trump có thể làm được nhiều thứ, còn cải tổ thuế à? Quý vị nên quên đi", đài truyền hình CNN đã viết như thế trong bản tin hồi tháng 10 năm ngoái. Hai tháng sau đó, người quên đi hẳn nên là CNN. Tổng thống Trump đã khép lại năm 2017 bằng chiến thắng không thể nào ngọt ngào hơn: kế hoạch cắt giảm thuế trị giá 1,5 ngàn tỉ USD của ông được thông qua tại Quốc hội.

Khởi đầu năm đầu tiên bằng lễ nhậm chức vào ngày 20-1-2017, Trump đã lao vào cuộc cãi vã tay đôi với những người mà ông gọi là "đám truyền thông giả dối". Câu chuyện lúc đó chỉ xoay quanh số lượng người tham dự lễ nhậm chức của ông nhưng là mào đầu báo hiệu cuộc chiến dai dẳng giữa ông chủ Nhà Trắng với truyền thông xuyên suốt 12 tháng sau đó.

​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 1.

Ông Trump đã phải vật lộn hoặc nhẹ nhàng chuyển những bài học mà ông đã giắt lưng được từ hơn 40 năm trước về bất động sản, vui chơi giải trí để điều hành một đất nước chia rẽ ngay sau bầu cử, kiểm soát một bộ máy hành chính phức tạp và kiềm chế, đàm phán với Quốc hội lúc nào cũng có sự chống đối.

Luôn mang tính ngẫu hứng, có phần thô bạo, tự ái cá nhân cao ngất, gây tranh cãi nhưng đôi khi gây hài hước, Donald Trump hệt như người đàn ông đã từng nói với ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey năm 1988, rằng "tôi không bao giờ muốn ra tranh cử Tổng thống, bởi tôi thực sự mệt mỏi khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với đất nước này".

Gần 30 năm sau, Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Sự bốc đồng đã khiến ông gặp rắc rối lớn ít nhất ba lần trong năm qua.

Đầu tiên, chỉ một tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump ký thông qua một sắc lệnh hành pháp cấm công dân 7 quốc gia có Hồi giáo chiếm đa số đến Mỹ. Hành động đó cho thấy sự hối hả và thiếu suy nghĩ, cân nhắc hơn là một người đang "ném đá dò đường" trên cương vị mới. 

Bất ngờ và sốc trước quyết định của tân Tổng thống, công luận chưa bao giờ tưởng tượng ra hình ảnh các gia đình bị tách ra hoặc mắc kẹt tại sân bay còn các cuộc biểu tình thì nổ ra trên khắp nước Mỹ lẫn ở nhiều nước Hồi giáo.

​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 2.

Thứ hai, ông Trump đã chờ đợi đến tận tháng 5 để sa thải James Comey khỏi ghế giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI), dẫn tới việc chỉ định công tố viên đặc biệt Robert Mueller làm người đứng đầu cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ - thứ mà chắc chắn trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục gây đau đầu cho vị Tổng thống thứ 45 này.

Cuối cùng là cách mà Tổng thống Trump phản ứng trước cuộc bạo lực tại thành phố Charlottesville hồi tháng 8 năm ngoái. Bằng việc nói "có những người tốt ở cả hai phía" trong cuộc biểu tình và đụng độ chết người giữa hai nhóm thượng tôn da trắng và chống lại điều đó, ông chủ Nhà Trắng khiến người ta nổi giận, cho rằng ông chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Những người đàn ông và phụ nữ bị lãng quên trong nền kinh tế toàn cầu hóa ở nước Mỹ thế kỷ 21 đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Donald Trump. Nhưng sự khác biệt lợi ích giữa những nhóm cử tri ủng hộ Trump thuộc tầng lớp trung lưu và dưới trung lưu, với những đảng viên Cộng hòa thượng lưu, cùng giới doanh nghiệp khiến ông Trump không một lúc có thể thỏa mãn tất cả dù ai cũng biết ông là một nhà thương lượng đại tài.

Điều mà ông Trump hiểu là các công ty có thể quan trọng nhưng họ không phải là người có thể bỏ phiếu. Vậy nên, đối với cử tri và những người ủng hộ mình, Tổng thống Trump chọn cách dung dưỡng họ bằng các sắc lệnh hành pháp, những tuyên bố cứng rắn và thường xuyên xuất hiện, vỗ về trước công luận.

​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 3.
​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 4.

Ứng cử viên Donald Trump từng đổ lỗi cho Trung Quốc đánh cắp việc làm của người Mỹ, thực thi các chính sách thương mại không công bằng. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sau một năm, những đe dọa gắn mác Trung Quốc là "kẻ thao túng tiền tệ" chưa bao giờ trở thành sự thật. Trên thực tế nó đã được chuyển hóa thành các dạng khác, phục vụ cho các toan tính của người mà trước đó bị đánh giá là kinh nghiệm chính trị bằng 0!

Ông Trump không phải là Tổng thống đầu tiên hay cuối cùng của Mỹ thay đổi cách tiếp cận khi đối mặt với thực tế.

Donald Trump không có gấu trúc. Hải quân Mỹ đã ít nhất ba lần đưa tàu chiến áp sát các thực thể nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông trong năm 2017. Nhưng Donald Trump cần Trung Quốc tại Đông Bắc Á - nơi có lò lửa hạt nhân Triều Tiên sát sườn hai đồng minh Nhật và Hàn Quốc.

Vì ông Trump trước đó đã lỡ đòi "tiền bảo kê" từ các đồng minh nên phải thể hiện trách nhiệm cho trót? Hẳn là có suy nghĩ đó. Không chỉ bằng "tiền tươi thóc thật" chia sẻ chi phí quốc phòng, Tổng thống Trump còn muốn các nước như Nhật và Hàn Quốc cắt giảm thâm hụt thương mại bằng cách mua vũ khí của Mỹ - một cách để tạo ra việc làm tại Mỹ.

​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 5.

Donald Trump cho thấy ông không phải là con người thích sự sắp đặt hay bị đặt vào thế đã rồi. 

Kể cả khi nước Mỹ trước đó từng hô hào và dẫn đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Tổng thống Trump nay sẵn sàng lật lại điều đó, trở thành nước chống quyết liệt với lý do nó gây tổn hại cho lợi ích nước Mỹ. 

Lần lượt Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đóng góp kinh phí cho UNESCO, kể cả Thỏa thuận hạt nhân Iran (dù được ngợi ca là thành công tầm cỡ thế giới) đã được gọi tên.

Bốn chữ "lợi ích" và "công bằng" như hai sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt trong chương đầu tiên của Donald Trump. 

Nước Mỹ từng tự hào với vai trò sen đầm quốc tế trong hàng thập kỷ qua, nhưng dưới thời ông Trump, những điều đó sẽ không có nghĩa lý gì nếu chúng không đem lại lợi ích trước mắt cho "Nước Mỹ trên hết". Lập luận của ông Trump rất rõ: tại sao nước Mỹ lại phải căng mình gánh chịu phần lớn chi phí trong khi "của cải và sự thịnh vượng của Mỹ đã tản mát ngoài đường chân trời?".

Truyền thông Mỹ vẫn hay cười cợt Donald Trump vì những tiểu tiết. 

Nếu là Trump ngày mới vào Nhà Trắng, ông sẽ đáp trả ngay trên Twitter cá nhân. Không ồn ào, Donald Trump giờ đây để người ta tự nhìn thấy Triều Tiên rốt cuộc đã chìa tay đối thoại với Hàn Quốc ngay trong ngày đầu năm 2018 sau ba lệnh trừng phạt quốc tế cứng rắn do Mỹ thúc đẩy trong năm 2017; để quốc tế tự suy xét công trạng trong cuộc chiến tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông; hay bỏ ngoài tai những phản đối khi ký quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel,…

Tổng thống Trump cần Trung Quốc, nhưng không lụy vì nếu vế sau là đúng, Bắc Kinh sẽ không sớm cam kết thực thi nghiêm túc các lệnh trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng.

Luật chơi ở đây là gì?

Là sự công bằng: bánh ít đi, bánh quy lại. Donald Trump không ôm đồm mọi thứ cùng lúc. Ông chọn cách giải quyết từng cái một. Trong trường hợp này, Biển Đông và chiến lược xoay trục sang châu Á đã được đổi ngang với Triều Tiên.

​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 6.
​​​​Một năm kỳ lạ của Tổng thống Donald Trump - Ảnh 7.

DUY LINH
THÙY TRANG
BẢO SUZU
16/01/2018

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng