31/08/2017 10:42 GMT+7

Một mai về thế giới bên kia, bạn sẽ post gì lên Facebook?

PHI DŨNG
PHI DŨNG

TTO - Mọi người chắc hẳn sẽ không bao giờ thích thú khi được hỏi câu này. Đúng là một câu hỏi khó chịu. Nhưng nếu lỡ bất kỳ ai bị như thế thì sao? Có lẽ họ sẽ chẳng kịp làm những điều ấy đâu.

Một mai về thế giới bên kia, bạn sẽ post gì lên Facebook? - Ảnh 1.

Ảnh: frontrunnnerpro.com

Nhưng nếu muốn, họ hoàn toàn có thể để lại một số lời nhắn trên mạng xã hội thông qua DeadSocial.org để những lời nhắn này được post sau khi bạn qua đời.

Làm như vậy, những người thân cận gần gũi và bạn yêu thương nhất sẽ nhận được di chúc cuối cùng của bạn.

Thú vị hơn, công nghệ còn giúp người ta tổ chức đám tang của mình trước khi họ chết.

Rebekah Doran mới 28 tuổi, nhưng một công ty tư vấn du lịch có trụ sở tại Los Angeles đã lên kế hoạch cho đám tang của cô thông qua một công ty có tên Cake.

Vào ngày đó, khách mời sẽ được dùng món gà và bánh quế, thêm một vài ly rượu vang Pháp trong khi thưởng thức nhạc đồng quê cổ điển.

Cô nói "Chuẩn bị cho hậu sự của chính mình là một điều quan trọng đặc biệt là cho các bạn trẻ, bởi vì nếu lỡ có chuyện gì xảy ra, thì hầu hết các bạn trẻ đều không chuẩn bị gì cả"

Một mai về thế giới bên kia, bạn sẽ post gì lên Facebook? - Ảnh 2.

Món gà và bánh quế sẽ có trong menu của đám tang Rebekah Doran. Nguồn: bbc.com

Công ty Cake có trụ sở tại Boston này cho phép khách hàng lên kế hoạch cho hậu sự của mình sau khi họ chết, bao gồm chuẩn bị đám tang cho tới xử lý tài khoản facebook cá nhân hay các trang riêng của họ. Tất cả mọi thông tin đều được bảo lưu, một cách phù hợp, và được tải lên "mây" hoặc gửi cho bạn bè người thân.

Suelin Chen, đồng sáng lập của Cake, nói "Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, sẽ không thể tránh khỏi việc con người ta tìm kiếm một giải pháp hiện đại cho hậu sự của mình"

Cô bổ sung "Bản di chúc này là thông tin hoàn toàn cần thiết cần được bảo vệ trên mây, để cho mọi người có thể truy cập và cập nhật nó, chứ không nên được viết trên một mảnh giấy và để tạm đâu đó trong ngăn kéo tủ"

Ngành công nghiệp hâu sự trên thế giới có lẽ đã quên mất sự thần kỳ của công nghệ hiện nay

Chúng ta đã đưa tro cốt của con người lên vũ trụ, làm được một chiếc quan tài thân thiện môi trường khi lấy xác người để làm dưỡng chất nuôi cây, nhưng thị trường hậu sự này vẫn còn rất tiềm năng trong tương lai.

ở Anh, hai công ty – Funeralcare và Dignity – đang thống trị thị trường quan tài có giá trị lên đến 1.7 tỷ bảng Anh, với thị phần lần lượt là 25.2% và 18.4%.

Funeralbooker, một công ty khác, cho phép người dùng có thể so sánh chi phí mai táng ở khắp Anh Quốc. CEO của Funeralbooker, Ian Strang, chia sẻ: "Trước khi công ty được thành lập, hầu như trên mạng đều chưa có những tính năng này"

"Cách duy nhất để so sánh giá đó là lái xe chạy vòng vòng thành phố và mặc cả với nhiều đại lý mai táng khác nhau, mỗi bên lại mỗi khác"

Funeralbooker không chỉ cho phép người dùng có thể tìm kiếm những thông tin này ngay tại nhà, mà còn cho phép các công ty dịch vụ mai táng có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Từ khi công ty mở cửa vào tháng 11 năm ngoái, đã có "vài ngàn" người đăng ký sử dụng dịch vụ, Mr Strang chia sẻ.

Viết di chúc có lẽ là một nhiệm vụ đau đầu mà chúng ta ai cũng ngán ngẩm

Alice Walsh, 37 tuổi, đã sử dụng Farewill, một website chuyên cung cấp dịch vụ mai táng trọn gói chỉ với 50 bảng Anh.

Cô chủ tiệm kim hoàn chia sẻ: "Tôi và chồng đã muốn lập di chúc từ 5 năm trước, nhưng không bao giờ làm được."

"Đối với tôi, viết di chúc, là một việc nghiêm túc, chậm rãi và tốn thời gian, và thường phải làm việc với luật sư. Nhưng với website này, chúng tôi có thể quản lý và cập nhật di chúc liên tục trong đời sống thường ngày."

Một mai về thế giới bên kia, bạn sẽ post gì lên Facebook? - Ảnh 3.

Alice Walsh nói: một website cung cấp dịch vụ viết di chúc sẽ là "một website khá hữu hiệu". Nguồn: bbc.com

Cô cười: "Nếu tôi chuyển tiền online, mua sắm online và điều hành công việc cũng online, thì viết di chúc online chắc cũng không có gì sai đâu"

Tất nhiên, những dịch vụ như thế này có thể sẽ không phù hợp với người nào có nhiều tài sản đất đai phức tạp hoặc có nhiều con ngoài giá thú, nhưng giống chồng cô Walsh chia sẻ, dịch vụ này khiến cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều.

Dan Garrett, sáng lập và điều hành Farewill, kể câu chuyện của một vị khách hàng "khăng khẳng đòi vợ mình phải mặc chiếc tất cá sấu đến dự đám tang của anh bởi vì như vậy đám tang sẽ bớt đau buồn hơn"

"Đó thật sự là một điều ngọt ngào, một điều ước khiến bạn vừa buồn cười lại vừa đau khổ cùng một lúc" anh chia sẻ.

Từ việc hóa "kiếp sau" cho tới lo hậu sự từ a tới z, có một điều rõ ràng rằng công nghệ đang ảnh hưởng ngày càng lớn đến ngành công nghiệp trầm tĩnh này. Nhưng dù sao, đó cũng là một dấu hiệu tốt.

PHI DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar