31/07/2022 12:41 GMT+7

Một kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc: Lo học sinh chỉ học 3 môn thi

LÊ THANH HẢI (Phan Thiết)
LÊ THANH HẢI (Phan Thiết)

TTO - Nếu giao cho các trường tự xét tốt nghiệp thì kết quả sẽ luôn là 100% và học sinh chỉ học 3 môn thi đại học. Theo tôi, thay vì cứ đòi Bộ Giáo dục và đào tạo giao lại phần tuyển sinh cho mình thì các trường đại học nên siết đầu ra...

Một kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc: Lo học sinh chỉ học 3 môn thi - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trước hết, tôi thấy đề xuất "một kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc" không phải là ý tưởng mới vì đã từng có người đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp do năm nào kết quả (tốt nghiệp) của mọi tỉnh thành cũng đều… đẹp!

Thứ hai, cũng đã có ý kiến cần có một kỳ thi đại học toàn quốc do Bộ Giáo dục và đào tạo ra đề để tránh tình trạng các trường đại học mở lò luyện thi hết sức bát nháo, gây thiệt thòi, bất công cho những thí sinh không có điều kiện.

Về phần mình, tôi lại ủng hộ phương án "2 trong 1" như hiện nay nhưng cần được hoàn thiện thêm vì những lý do sau đây:

- Tôi tin chắc rằng nếu giao cho các trường tự xét tốt nghiệp thì kết quả sẽ luôn là 100% và thời gian, tâm trí của thầy cô, học sinh dành cho chương trình cơ bản trong sách giáo khoa chỉ là… cho có. Họ sẽ dành hết công sức, tiền bạc để luyện 3 môn cho kỳ thi đại học.

- Tôi cũng dám nói rằng trên 90% học sinh sẽ đăng ký thi đại học nếu chỉ xét tốt nghiệp. Vì sao ư? Vì chi phí dành cho một kỳ thi đại học toàn quốc được tổ chức ngay tại mỗi tỉnh thành là không quá khả năng đối với thu nhập của người dân hiện nay, cộng thêm tâm lý "cho bằng với thiên hạ" của các bậc cha mẹ thì việc gì mà không thi, lỡ may… đậu thì sao? 

Nếu bạn chưa tin điều này thì tôi xin kể thêm một câu chuyện chính bản thân tôi vừa mới trải qua: Người quen của chị dâu tôi nhờ tôi kèm cho con chị ấy cả ba môn văn, toán, Anh để thi vào lớp 10. Sau buổi học đầu tiên với môn toán, tôi bảo chị nên cho cháu về học nghề chứ tôi không hiểu vì sao cháu lên được tới lớp 9, lại được xét tốt nghiệp loại "khá" trong khi những bài toán cộng, trừ, nhân, chia còn chưa thạo. 

Chị cứ năn nỉ: "Dạ, được bao nhiêu hay bấy nhiêu thầy. Biết đâu hên nó lại đậu?". Tôi đành phải nhận giúp môn toán (vì môn này nhân hệ số 2 và cứ đinh ninh thế nào môn văn cậu cũng có điểm). Kết quả là cậu đạt 2 điểm văn, 2,25 điểm Anh, và môn toán đạt 4,75 điểm, rớt trường công lập, thừa sức vào trường tư nhưng lúc này mẹ mới đồng ý cho cậu đi học nghề vì không lo nổi học phí.

- Nếu đề thi phân hóa tốt, khâu coi thi, chấm thi nghiêm ngặt, công bằng thì các trường đại học hoàn toàn có thể căn cứ vào điểm thi 3 môn để chọn thí sinh phù hợp nhất cho mình.

- Thay vì cứ đòi Bộ Giáo dục và đào tạo giao lại phần tuyển sinh cho mình thì các trường đại học nên siết đầu ra. Rõ ràng là các trường đã chọn (và được chọn) những thí sinh phù hợp với mục đích đào tạo của mình, vậy tại sao không chứng tỏ cho xã hội thấy sản phẩm do mình tạo ra như thế nào?

- Các trường trung cấp, cao đẳng nghề cần được đầu tư tốt hơn để thu hút người học. Tôi không tin rằng nếu như được học nghề miễn phí (hoặc học phí thấp), thời gian học ngắn mà ra trường có thu nhập tốt, đủ để nuôi sống bản thân và gia đình thì lại có cha mẹ cho con vào đại học bằng mọi giá để rồi học không nổi bị đuổi học hoặc ra trường mà thất nghiệp dài dài.

Không cần một kỳ thi vào đại học!

* Nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn chuyện tuyển sinh nên để các trường tự chủ động, không cần thiết phải tổ chức thêm 1 kỳ thi nữa. (Bạn đọc Hai Lúa)

* Đồng ý xét tốt nghiệp THPT, đại học để các trường tự đánh giá năng lực. Quan trọng là nghiêm túc cả đầu vào và đầu ra thì đại học mới có giá trị, hơn nữa không hạn chế mỗi tổ hợp môn chọn ít nhất một môn mà chỉ quy định 4 môn lựa chọn trong các môn lựa chọn, không phải chia tổ hợp môn. (Bạn đọc Kh.H.)

* Theo tôi, nên xét tốt nghiệp cấp 3 như cấp 2 bây giờ. Các trường đại học chủ động tổ chức ra đề tuyển sinh, đáng giá năng lực để lựa chọn thí sinh. Không nên tổ chức 1 kỳ thi chung vào đại học cho cả nước để tránh tiêu cực. (Bạn đọc Minh Trần)

* Tổ chức kỳ thi vào đại học thì quy mô, tốn kém không khác gì kỳ thi THPT. Theo tôi, lập ra kỳ thi giống như kỳ thi đánh giá năng lực, SAT... nhưng tổ chức thi trên máy tính. Một năm tổ chức nhiều kỳ, bạn nào muốn vào ĐH thì tham gia. Các trường ĐH dựa vào chất lượng bài thi mà tuyển sinh. Bỏ hoàn toàn tuyển sinh ĐH bằng học bạ. (Bạn đọc Lê Trọng Trí)

* Xét tốt nghiệp THPT khi tích lũy đủ chương trình học các môn. Bộ Giáo dục tạo ngân hàng đề thi ĐH để các trường ĐH đăng ký tài khoản rút ngẫu nhiên đề thi tự chủ tổ chức thi mỗi quý một lần (trên máy tính càng tốt) và chuyển kết quả chấm thi về bộ thẩm định. Điều kiện cần là điểm số mỗi môn >=5 mới xét tuyển từ cao tới thấp. (Bạn đọc Chương)

Giáo viên đề xuất một kỳ thi 'tuyển sinh đại học toàn quốc'

TTO - Tôi đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó xét công nhận tốt nghiệp như bậc THCS. Những học sinh nguyện vọng học lên ĐH tham gia một kỳ thi do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức vào cuối tháng 7 hằng năm, là 'tuyển sinh đại học toàn quốc'.

LÊ THANH HẢI (Phan Thiết)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar