30/04/2023 06:47 GMT+7

Một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm, vì sao?

Một hang động ở miền nam Tây Ban Nha đã được con người đốt đuốc ghé thăm liên tục trong 41.000 năm, điều gì đã thu hút họ?

Một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm, vì sao? - Ảnh 1.

Hang động Nerja chứng kiến nhiều cuộc viếng thăm từ thời tiền sử - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Nằm ở tỉnh Malaga (Tây Ban Nha), hang động Nerja nổi tiếng với nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ, do nhiều thế hệ cư dân thời tiền sử để lại trên các bức vách, theo trang IFLScience.

Trong hang có nhiều hình vẽ điêu khắc, từ các chấm và nét vẽ đơn giản đến các hình vẽ phóng to phức tạp hơn. Các hình vẽ phản ánh năng lực nhận thức, văn hóa và công nghệ của những con người khác nhau đã vào hang.

Bên trong hang tối đen như mực, nên người ta phải đốt đuốc và lửa trại, tất cả đều để lại những lớp muội than trên vách và tàn dư than củi trên mặt đất.

Sử dụng các kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon, một nhóm nghiên cứu mới đây đã có thể xác định tuổi của các lớp muội khác nhau này và cung cấp một tài liệu chi tiết về lịch sử của Nerja.

Theo đó, nơi này được con người thường xuyên viếng thăm, nhiều hơn bất kỳ hang động nào khác ở châu Âu kể từ thời tiền sử

Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã xác định được 73 giai đoạn chiếm đóng hang động này, từ 41.218 năm đến 2.998 năm trước. 

Dựa trên những phát hiện, các tác giả kết luận rằng hang Nerja là hang động thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu. 

Các tàn tích lâu đời nhất được các nhà nghiên cứu xác định trùng khớp với ngành công nghiệp Aurignacian, có liên quan đến con người hiện đại sớm nhất ở châu Âu.

Một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm, vì sao? - Ảnh 3.

Hang động Nerja đã được sử dụng 40 thiên niên kỷ - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các phân tích sâu hơn tiết lộ có một loại thông đã được dùng để đốt lửa thắp sáng hang động trong suốt thời tiền sử, cho thấy loài cây đặc biệt này là nguồn nhiên liệu tốt nhất bấy giờ.

Những phát hiện này ít nhất đã giúp tiết lộ một số chi tiết liên quan đến việc vì sao nhiều thế hệ du khách đã sáng tạo và chiêm ngưỡng nghệ thuật dưới ánh sáng những ngọn đuốc từ gỗ thông.

“Các bức tranh thời tiền sử được xem dưới ánh lửa lập lòe của ngọn lửa, điều này có thể mang lại cảm giác các hình vẽ chuyển động và ấm áp nhất định", tác giả nghiên cứu María Ángeles Medina-Alcaide của Đại học Córdoba, Tây Ban Nha, giải thích.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Thêm 22 hang động mới được khám phá tại Quảng Bình

Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố đã phát hiện thêm 22 hang động mới tại Quảng Bình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar