04/03/2023 18:19 GMT+7

Một gia đình đi bằng tứ chi: 'Tiến hóa ngược' hay có điều bí ẩn?

Cuộc tranh cãi nảy lửa nhiều năm của các nhà khoa học thế giới quanh một gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ đi bằng tứ chi vẫn chưa có hồi kết.

Một gia đình đi bằng tứ chi: Tiến hóa ngược hay có điều bí ẩn? - Ảnh 1.

Người đàn ông này và bốn anh chị em của mình, thời điểm trong ảnh là tuổi từ 18-34 và đến từ tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, đi bằng tứ chi - Ảnh: REUTERS

Trong nhiều năm qua, gia đình Ulas ở Thổ Nhĩ Kỳ nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới khoa học trên thế giới. Bởi vì 5 thành viên trong gia đình đi bằng tứ chi.

Đi bằng tứ chi từ nhỏ

Có 5 trong số 19 đứa trẻ trong gia đình Ulas đi bằng tứ chi từ khi còn nhỏ. Cả 5 người đều bị thiểu năng trí tuệ và có vấn đề về mất cân bằng. Cách di chuyển bằng tất cả tay chân giúp họ định hướng thế giới của mình dễ dàng hơn.

5 anh chị em gồm 4 chị em gái tên Safiye, Hacer, Senem và Emine và anh trai Hüseyin. Hiện nay tuổi của họ từ 26 đến 42 và sống tại một ngôi làng ở tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Những thành viên trong gia đình Ulas đi bằng tứ chi - Nguồn: THE SUN

Nhà thần kinh học và nhà sinh vật học tiến hóa Üner Tan của Trường Y thuộc Đại học Çukurova ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 2006 đã xác định phong cách đi như gia đình trên là tiến hóa ngược, và ông sử dụng thuật ngữ “Hội chứng Üner Tan” để nói về những người đi bằng tứ chi.

Ông Tan kết luận cách một số thành viên của gia đình Ulas di chuyển gần giống với cách đi của người Homo sapiens cổ đại trước khi tiến hóa đi hai chân.

Kết luận trên khiến các nhà khoa học người Anh Nicholas Humphrey, John Skoyles và giáo sư Roger Keynesto tìm đến Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu cùng với một đoàn làm phim tài liệu.

Thay vì đồng ý với giáo sư Tan, các nhà khoa học Anh lưu ý rằng các vấn đề về thăng bằng và một tình trạng bẩm sinh di truyền khiến việc đi thẳng trở nên khó khăn, vì vậy 4 đứa trẻ tiếp tục đi bằng tứ chi tốt hơn.

Tranh cãi "tiến hóa ngược"

Theo trang IFL Science, hiện tại không chỉ các nhà khoa học của Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, mà nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng nhập cuộc. Họ tranh cãi về khả năng tiến hóa ngược. 

Nhiều nhà khoa học Anh, Mỹ nhận định không có sự tiến hóa ngược nào đang diễn ra ở đây, mà đúng hơn là một rối loạn gene phức tạp tiềm tàng. Họ cho rằng giáo sư Tan có thể đã vô tình ném gia đình trên vào tầm ngắm của khoa học.

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà khoa học thuộc Đại học New York, Đại học Y khoa Northeast Ohio, Đại học Arizona và Đại học Texas (Mỹ) cho biết gia đình trên di chuyển theo chiều ngang. Điều này không giống các loài linh trưởng: chúng đi theo trình tự chéo, liên tục đặt một tay ở một bên và một chân ở bên kia.

Từ đó, nhóm khẳng định các thành viên gia đình trên bị một tình trạng di truyền gây ra chứng giảm sản tiểu não, làm phức tạp cảm giác thăng bằng của họ.

Một gia đình đi bằng tứ chi: Tiến hóa ngược hay có điều bí ẩn? - Ảnh 4.

5 thành viên trong gia đình Ulas đi bằng tứ chi - Ảnh: REUTERS

Một gia đình đi bằng tứ chi: Tiến hóa ngược hay có điều bí ẩn? - Ảnh 5.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy họ dồn toàn lực di chuyển lên lòng bàn tay và cổ tay - Ảnh: BBC

Một gia đình đi bằng tứ chi: Tiến hóa ngược hay có điều bí ẩn? - Ảnh 6.

Một số nhà khoa học cho rằng các thành viên của gia đình Ulas di chuyển gần giống với cách đi của người Homo sapiens cổ đại - Ảnh: ĐẠI HỌC PENNSYLVANIA

Một gia đình đi bằng tứ chi: Tiến hóa ngược hay có điều bí ẩn? - Ảnh 7.

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu nói cách di chuyển này của gia đình Ulas là hậu quả của chứng thiểu năng trí tuệ - Ảnh: BBC

Fulham 'đốn tim' khán giả với cầu thủ bại não

TTO - Ở trận hòa 1-1 Bristol City tại Giải hạng nhất nước Anh cuối tuần qua, các cầu thủ Fulham đã "đốn tim" khán giả với một hình ảnh rất đẹp khi chạy ra sân ôm chặt "thủ môn" 13 tuổi đang ngồi xe lăn Rhys Porter để chung vui.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar