31/01/2024 17:20 GMT+7

Một dự án khoa học cấp bộ có nhiều nội dung 'giống 100%' nghiên cứu đã công bố

Một dự án nghiên cứu khoa học được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, đầu tư 3,9 tỉ đồng, nhưng bị phát hiện nhiều nội dung "giống 100%" các kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố trước đó.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (tại đường Đặng Tất, TP Nha Trang, Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (tại đường Đặng Tất, TP Nha Trang, Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Theo báo cáo, đề xuất của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (tại TP Nha Trang, Khánh Hòa), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ và kinh phí đầu tư 3,9 tỉ đồng để thực hiện dự án nghiên cứu "Đánh giá sức tải môi trường vùng nuôi tôm hùm tập trung và đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường".

Đề tài tương tự nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học đã công bố

Dự án nghiên cứu khoa học trên do PGS.TS Võ Văn Nha (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) đề xuất và làm chủ nhiệm đề tài - chủ trì dự án. Mục tiêu cụ thể là thực hiện đánh giá về mức độ ô nhiễm, về sức tải môi trường của các vùng nuôi tôm hùm tại vịnh Xuân Đài (Phú Yên), vịnh Vân Phong và vực nước Cam Ranh - Thủy Triều (Khánh Hòa).

Theo quyết định của bộ đã phê duyệt, dự án được thực hiện, giao nộp sản phẩm trong hai năm 2022-2023. Thế nhưng, đến ngày 25-12-2023, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã phải chấp nhận "tạm hoãn nghiệm thu cấp cơ sở", theo đề xuất của Hội đồng Khoa học công nghệ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ đề tài dự án.

Vì sau khi xem xét báo cáo nghiên cứu dự án trên của PGS.TS Võ Văn Nha, theo Hội đồng Khoa học công nghệ, đã phát hiện nhiều số liệu, "kết quả nghiên cứu" không chính xác, nhiều vấn đề thiếu minh bạch cần phải làm rõ.

Như "các vực nước nghiên cứu ở đây đều đã được Viện Hải dương học thực hiện trong một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (và đã công bố) từ năm 2012 đến nay".

Cụ thể, từ năm 2011-2012, Viện Hải dương học đã nghiên cứu, công bố kết quả "Đánh giá sức tải môi trường một số đầm, vịnh ven bờ Nam Trung Bộ phục vụ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch" (mã số VAST.07.04/11-12, do TS Nguyễn Hữu Huân làm chủ nhiệm đề tài). Về vực nước Cam Ranh - Thủy Triều cũng đã được nghiên cứu, công bố năm 2013.

Chính Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cũng đã nghiên cứu vấn đề tương tự tại vịnh Vân Phong (năm 2018) và vịnh Xuân Đài (năm 2019).

"Giống 100%" cả nhiều đoạn và hình ảnh

Vẫn theo Hội đồng Khoa học công nghệ, trong dự án nghiên cứu kể trên có "rất nhiều bản đồ là ảnh copy, điển hình nhất là bản đồ dòng chảy được copy từ tài liệu khác nên không còn giữ nguyên kích thước bản đồ và hiển nhiên không thể là bản đồ có tỉ lệ 1/10.000" đúng quy định.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Còn "một số số liệu phân vùng và trao đổi nước giống 100% với công trình đã xuất bản (điển hình là tại vịnh Vân Phong)" từ năm 2017 của các nhà khoa học khác đã nghiên cứu, công bố. 

Trong báo cáo của dự án trên còn đề cập đến kết quả nghiên cứu "mô hình ECOSMO" (mô hình ứng dụng để tính toán sức tải môi trường nước) và các hình ảnh của mô hình này giống 100% trong báo cáo của Viện Hải dương học.

Theo Hội đồng Khoa học công nghệ, "mô hình ECOSMO là mô hình rất phức tạp, chưa phổ biến thương mại nên việc ứng dụng mô hình này hiện nay ở Việt Nam chỉ có Viện Hải dương học (được tác giả mô hình chuyển giao thông qua dự án NUFU, do Na Uy tài trợ)", nên cùng đề nghị "chủ nhiệm đề tài chứng minh ai thực hiện mô hình này?".

Còn trong phần tổng quan của báo cáo dự án "Đánh giá sức tải môi trường…" còn có hàng loạt trang "sao chép gần như nguyên văn cả nhiều đoạn và hình ảnh" trong báo cáo (VAST.07.04/11-12) của Viện Hải dương học.

Cùng PGS.TS Võ Văn Nha chủ trì dự án còn có 9 thành viên khác tham gia thực hiện dự án nghiên cứu.

Trong đó, có 2 thành viên thuộc Viện Hải dương học là TS Nguyễn Hữu Huân (trưởng phòng sinh thái biển) và kỹ sư Nguyễn Minh Hiếu (thuộc phòng vừa nêu).

Thế nhưng, theo TS Huân, bản thân ông và kỹ sư Hiếu "đều tự nhiên bị tùy tiện đưa vào danh sách tham gia nghiên cứu dự án. Cho đến khi chủ trì dự án có báo cáo nghiên cứu nộp cho Hội đồng Khoa học công nghệ thì tôi mới biết mình có tên trong danh sách tham gia nghiên cứu đó".

Thừa nhận có "giống 100%"

Ngày 25-1-2024, tại cuộc họp Hội đồng Khoa học công nghệ đánh giá kết quả thực hiện dự án nghiên cứu trên, PGS.TS Võ Văn Nha có giải thích về ý kiến đánh giá tác giả dự án đã "vi phạm liêm chính khoa học", vì đã copy (sao chép nguyên xi) nhiều đoạn (từ 2-3 trang A4) nội dung báo cáo của Viện Hải dương học.

Theo ông Nha, phần copy nội dung "giống 100%" đó chỉ là ở phần báo cáo tổng quan của dự án, chứ không phải là phần nghiên cứu.

Tuy nhiên, PGS.TS Võ Văn Nha cũng đã "xin lỗi TS Nguyễn Hữu Huân (chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hải dương học đã công bố và bị sao chép - PV) vì đã không ghi tên tác giả" khi sao chép như đã nêu.

Liêm chính khoa học: Không có chỗ cho gian dối, khuất tất

TTO - Cứ tới mùa xét công nhận chức danh GS, PGS lại rộ lên những lùm xùm về các ứng viên, nhất là phần công bố quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar