28/06/2013 04:30 GMT+7

Một con cóc hại... 11 người

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Đến chiều 27-6, ngoài nạn nhân Kpuih Thung tử vong tại nhà, 10 người khác trong vụ ngộ độc thịt cóc ở làng Ghè (xã Ia Đok, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã qua giai đoạn nguy kịch vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm vài ngày nữa.

Phóng to
Điều trị một bệnh nhân ngộ độc do ăn thịt cóc tại Bệnh vện Đa khoa tỉnh Gia Lai - Ảnh: T.B.Dũng

Theo bác sĩ Hồ Viết Hải - phó khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, khoảng 20g ngày 26-6 khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận 10 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn thịt cóc. Tất cả đều có các triệu chứng giống nhau như nôn ói, đau đầu, nhịp tim chậm, khó thở. Trong 10 ca nhập viện có hai ca rất nặng.

Ăn cả trứng cóc lẫn nội tạng

Một ngày sau vụ ngộ độc, không khí tại làng Ghè - nơi xảy ra vụ việc - trở nên ảm đạm. Hàng trăm người dân tụ tập quanh vườn và ngồi rải rác trên thềm nhà vợ chồng ông Rơ Châm Lung - bà Kpuih Puynh để uống rượu và đợi tang. Mất con quá đột ngột, bà Kpuih Puynh ngồi bưng mặt khóc bên quan tài của người con trai Kpuih Thung. Xung quanh, nhiều người dân trong làng thỉnh thoảng lại phải tiếp nước, động viên bà Puynh vượt qua nỗi đau. Ông Rơ Châm Lung cho biết vợ chồng ông có năm người con, Thung là con thứ hai và cũng là lao động chính của cả nhà nên việc mất con khiến gia đình rất đau đớn. “Nghe tin con ngộ độc, mình tức tốc chạy về nhưng tới nhà thì con trai đã nằm chết cứng, miệng sùi bọt” - ông kể.

Anh Rơ Lan Bích (20 tuổi) - một trong 10 nạn nhân của vụ ngộ độc - kể ngày 26-6 có tất cả 24 người gồm cả phụ nữ và đàn ông qua nhà bà Di - người cùng làng Ghè - để đổi công, làm rẫy cà phê. Cuối ngày, khi mọi người chuẩn bị về nghỉ ngơi thì bỗng một người đào được một con cóc to bằng bàn tay. Thấy con cóc to béo, 11 người đàn ông trong nhóm rủ nhau làm thịt để nhậu. “Biết là da cóc độc nên khi làm thịt mọi người đã tách da ra, xuống bờ suối rửa sạch rồi mới bỏ lên bếp để nướng” - anh Bích nói.

Anh Rơ Mah Prui, một nạn nhân khác, nói dù da cóc được tách ra nhưng do thấy trứng cóc và các bộ phận khác của cóc quá ngon nên những người làm thịt cóc đã giữ lại. Các bộ phận gồm mỡ, tim, gan... của cóc được rửa sạch, đổ vào ống lồ ô, một người đi hái quả cà đắng về cắt trộn đều với các bộ phận này để nấu lên làm mồi nhậu. Theo một nạn nhân khác, khi món nhậu xong xuôi, có người còn đào cả dế về nướng lên rồi... chấm với mỡ cóc để lai rai.

Mang họa do ăn thịt cóc

Chị Kpuih Hlái, vợ của nạn nhân Rơ Mah Brố, cho biết khi gần tàn cuộc nhậu chị nghe nhiều người trong nhóm chạy về với da dẻ tái xanh, bụng đau dữ dội, nôn mửa. Lúc này cả nhóm nhậu hết hơn 2 lít rượu. “Không ai bị say cả nhưng người ăn nhiều thì đau bụng dữ dội nhất, một lát sau thì chồng mình bắt đầu nôn ói. Nhiều người trong làng huy động xe máy chở tất cả 10 người ăn thịt cóc lên Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Cơ để cấp cứu” - chị Hlái kể.

Nhiều người dân tại làng Ghè cho biết từ trước đến nay họ vẫn thường bắt cóc làm thịt để ăn nhưng ít khi bị trúng độc. Người lớn trong làng thường bắt cóc làm thịt, rửa sạch sẽ làm thức ăn và cho trẻ con ăn để chống suy dinh dưỡng. Ông Rơ Mah Thin, chủ tịch UBND xã Ia Dok, cũng nói cóc vẫn được người dân địa phương làm thịt để ăn, tuy nhiên ở xã chưa từng xảy ra vụ ngộ độc nào thương tâm như lần này.

Bác sĩ Hồ Viết Hải cho biết qua chẩn đoán và điều trị, có thể nhận định tất cả bệnh nhân đã trúng độc từ các bộ phận như trứng, nội tạng của cóc. “Trên cơ thể cóc chỉ có phần thịt là có thể ăn được, các bộ phận như trứng, nội tạng, da... có hàm lượng độc tố rất cao. Khi làm thịt cóc phải bóc tách các bộ phận này ra để bỏ đi, đồng thời không để vỡ các cơ quan nội tạng, mủ da cóc dính vào thịt nếu không được rửa sạch sẽ gây tai họa” - ông Hải nói.

Thịt cóc không nhiều dinh dưỡng hơn heo, gà

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn thịt cóc vì thành phần dinh dưỡng của thịt cóc thật ra không hơn gì thịt heo, thịt gà. Tác dụng chữa còi xương cho trẻ em của thịt cóc chỉ là truyền miệng và đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực. Điều nguy hiểm là ở da và gan cóc có chất tetrodotoxin cực độc gây nhiễm độc hệ thần kinh rất nhanh khi xâm nhập cơ thể.

NGỌC NGA ghi

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar