14/01/2025 15:23 GMT+7

Một chuỗi cà phê, trà của Việt Nam chính thức đặt chân đến Ấn Độ

FranGlobal của Ấn Độ đã chọn mua nhượng quyền độc quyền thương hiệu Three O’Clock cho 4 quốc gia Ấn độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh với cam kết phát triển ít nhất 100 chi nhánh trong vòng 10 năm.

Một chuỗi cà phê, trà của Việt Nam chính thức đặt chân đến Ấn Độ - Ảnh 1.

Nhượng quyền thương hiệu Việt Nam đang có cơ hội lớn bước ra thế giới - Ảnh: H.K.

Ngày 14-1, Công ty cổ phần Teatime, chủ sở hữu chuỗi cà phê 24/7 Three O'Clock, chính thức ký hợp đồng nhượng quyền quốc tế đầu tiên với Công ty FranGlobal. Hợp đồng này cho phép FranGlobal phát triển thương hiệu Three O'Clock tại Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh.

Thỏa thuận giữa hai bên đặt mục tiêu mở ít nhất 100 cửa hàng trong vòng 10 năm. Với dân số hơn 1,9 tỉ người, trong đó phần lớn là giới trẻ, tiểu lục địa Ấn Độ được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển nhượng quyền cao.

Ông Gaurav Marya, chủ tịch hội đồng quản trị FranGlobal, cho biết dù nổi tiếng về trà các loại nhưng thị trường tiểu lục địa Ấn Độ chủ yếu uống trà nóng, trong khi khách hàng giới trẻ (50% dân số dưới 25 tuổi) lại chọn các thức uống mát lạnh.

Ngoài ra thị trường tỉ dân và là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới đang dần chuyển sang sử dụng cà phê nhiều hơn. 

"Các sản phẩm đa dạng, không gian đẹp, bao bì tinh tế và sức hấp dẫn của thương hiệu đến từ Việt Nam rất phù hợp với thị hiếu tại thị trường này", ông Gaurav Marya, giải thích với Tuổi Trẻ Online.

Theo dự kiến, cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ sẽ khai trương vào tháng 5-2025, tập trung vào các thành phố lớn như Bangalore, Chennai, Hyderabad, Mumbai và Delhi. 

Chiến lược sẽ là xây dựng các cụm cửa hàng lớn không chỉ ở các khu phố trung tâm, mà còn ở các trung tâm thương mại và địa điểm giao thông như sân bay. Trong năm đầu tiên, trọng tâm sẽ là hoàn thiện sản phẩm và đào tạo, sau đó mới đẩy mạnh kinh doanh.

Thương hiệu Three O'Clock được thành lập năm 2016 tại TP.HCM, hiện sở hữu 10 cửa hàng hoạt động 24/7. 

Bà Thuận Nguyễn, nhà sáng lập và CEO thương hiệu, chia sẻ việc mở rộng ra nước ngoài là bước tiến chiến lược, nhằm khẳng định vị thế của thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong những năm qua, ngành nhượng quyền Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của các thương hiệu quốc tế nhượng quyền vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên việc đưa thương hiệu Việt Nam nhượng quyền ra thị trường thế giới vẫn còn nhiều hạn chế, một phần là do thương hiệu nhượng quyền Việt Nam chưa được xây dựng nền tảng chuyên nghiệp, chưa biết cách đóng gói và bán nhượng quyền quốc tế.

Theo bà Nguyễn Phi Vân, chủ tịch Go Global Holdings, ngoài Three O'clock được "chốt" deal, dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 4-5 thương hiệu cũng trong quá trình đàm phán, ký hợp đồng nhượng quyền ra nước ngoài, góp phần tạo ra một ngành công nghiệp nhượng quyền thương hiệu lớn mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia.

Các thị trường tiềm năng như Philippines, Trung Đông đang được các thương hiệu Việt Nam nhắm đến.

Bà Vân cho rằng mô hình nhượng quyền chuỗi đang giải quyết bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt. Mặc dù Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng để xây dựng một mô hình cà phê hoặc một thương hiệu đủ mạnh để thu hút nhà đầu tư quốc tế và phát triển bền vững là một bài toán lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Thống kê từ Technavio cho thấy ngành nhượng quyền toàn cầu đạt giá trị 2,92 nghìn tỉ USD năm 2023, và dự kiến tăng trưởng trung bình 9,58%/năm, lên 4,38 nghìn tỉ USD vào năm 2027.

Tại các quốc gia có ngành nhượng quyền phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu, Nam Phi, hay tại khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung quốc, Philippines, Malaysia, đóng góp của ngành vào GDP quốc gia có thể từ 3-10%.

Đưa thương hiệu Việt ra thế giới bằng nhượng quyền, giá trị nông sản tăng đến 100 lần

Nhượng quyền là hình thức xuất khẩu trí tuệ với giá trị cao bậc nhất, đóng góp lớn cho GDP. Dù rất hiệu quả để đưa hàng hóa, nông sản, thương hiệu Việt ra quốc tế, nhưng mảng này vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Việt Nam là nước có năng lực sản xuất, và đó là thế mạnh để chúng ta có thể có những đàm phán về thuế đối ứng có lợi với Mỹ. Hãy tin tưởng vào khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam.

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar