06/04/2018 14:05 GMT+7

Một ánh mắt cũng có thể gây ra bạo hành

TRƯƠNG BẢO CHÂU
TRƯƠNG BẢO CHÂU

TTO - Em bé bị cô giáo bắt uống nước giẻ lau bảng làm chúng ta đau xót quá, nhưng còn một chi tiết đau xót không kém chính là cô giáo không hề ý thức về hành động của mình cho tới khi bị phát giác và lên án.

Một ánh mắt cũng có thể gây ra bạo hành - Ảnh 1.

Sau khi bị phát giác việc bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng, cô giáo Hương đã bị buộc thôi việc - Ảnh: TIẾN THẮNG

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ Online ngày 5-4ông Đặng Tăng Thông, trưởng phòng Giáo dục & đào tạo huyện An Dương, Hải Phòng cho biết bản thân cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương  không hề tự ý thức trước hành vi dạy trẻ sai trái của mình, chỉ đến khi bị "phát giác" thì mới nhận ra lỗi lầm và đến tận nhà học sinh xin lỗi.

Cho người khác uống nước từ giẻ lau bảng mà không thấy áy náy lỗi lầm gì trong một thời gian dài, thật sự không biết giải thích sự việc này bằng cách nào ngoài câu hỏi: đây có phải là biểu hiện rối loạn tâm sinh lý, không phân biệt được thiện ác đúng sai?

Trước đó, chúng ta có cô giáo Châu ở trường Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM nhiều tháng liền không giảng bài, không giao tiếp bằng tiếng nói với học trò, cảm thấy cho HS chép bài đầy đủ là đủ, không hiểu "chiến tranh lạnh" có khi lạnh lẽo tàn nhẫn không thua gì quát tháo, trách mắng, không hiểu cách mình hành xử làm HS hoang mang, u uẩn khi tới lớp. 

Cho tới khi bị xem xét kỷ luật, cô giáo mới hứa sẽ giảng hòa với HS. Đó chẳng phải là một dạng "không biết mình sai" tương tự "vụ án" giẻ lau sao?   

Tôi nhớ năm mình học cấp hai được phân công làm lớp trưởng, cô giáo mới chuyển về trường đã gọi tôi đứng dậy vì để lớp ồn ào và mắng "lũ HS lớp này là lũ đầu trâu mặt ngựa". 

"Kỷ niệm" đó vô tình đã đi theo tôi suốt đời và tôi không chắc cô có nhận ra cô đã "ban tặng" cho những đứa trẻ như chúng tôi "món quà" gì không, và bao nhiêu đứa trong lớp tôi có ngày sẽ dùng chính cụm từ đó cho người thân quanh mình, là điều có thể xảy ra

Thông thường con người nếu biết mình sẽ sai, sẽ nhận hậu quả thì sẽ thấy sợ không làm (trừ những người quá máu lạnh bất chấp luật pháp). 

Còn người hành động mà cho đến khi cộng đồng thét lên sai rồi mới biết mình sai thì đáng lo quá không? 

Nếu quả vậy thì đang diễn ra sự rối loạn về nhận thức khái niệm dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng trong một môi trường đầy nhạy cảm như trường học và gia đình: Làm việc xấu mà không biết mình xấu. Bạo hành người khác mà không biết bạo hành. Bạo hành là những gì cũng không phân biệt được để tránh.  

Sự mơ hồ khái niệm về bạo hành này đã ăn sâu trong môi trường giáo dục, gia đình và theo đường con người lan tràn ra ngoài gây ảnh hưởng lên toàn xã hội, khiến tỉ lệ bạo hành tại Việt Nam tăng lên mà trẻ em, phụ nữ, người nghèo… là những nạn nhân trực tiếp. 

Gần 70% trẻ em VN bị bạo hành là cảnh báo của UNICEF. Con số lớn là thế nhưng chúng ta hành động vẫn còn quá mơ hồ. Xử lý từng vụ việc cụ thể, lắm khi còn xử lý trí trá, cho qua thì không nhờ vậy mà bạo hành giảm bớt. Có ngày chúng ta vẫn cứ khóc vì xót thương. 

Các thầy cô giáo phải thực sự được học, học thật nhiều, học mãi mãi về khái niệm bạo hành và những giải pháp cần tránh nó. 

Tổ chức y tế thế giới nói rất rõ rằng bạo hành không chỉ là cái chết, thương tích và tàn tật, nó còn là những thứ dẫn đến đến stress làm suy yếu sự phát triển của não và làm hỏng hệ thần kinh và hệ miễn dịch làm  chậm phát triển, ảnh hưởng hiệu quả học tập của học sinh nghèo, ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần, các nỗ lực tự tử… 

Một ánh mắt cũng có thể gây ra bạo hành, nhưng một ánh mắt cũng có thể là yêu thương khuyến khích. Người lớn chọn ánh mắt thế nào cũng cần phải học, và khi chúng ta chọn ánh mắt nào thì đứa trẻ sẽ lưu lại ánh mắt đó đến mai sau. 

Chúng ta cũng thường nói thôi hỏng hết cả thế hệ rồi không còn hy vọng. Không hẳn là như thế. 

Chỉ khi trẻ được đối xử tử tế, ít tổn thương thì những thế hệ đi ra khỏi học đường mới gieo vào xã hội những mầm yêu thương, tử tế lớn dần, rồi từ đó mới có một xã hội nhiều dần những điều tử tế. Chúng ta cũng phải tin vào điều đó. 

Giáo trình về bạo hành và cách chống bạo hành cho thầy cô giáo, tại sao không? Nhưng thực ra đó chỉ là một cách nói khác. Thầy giáo hay cha mẹ chúng ta học về bạo hành, cũng chính là học bài bản về giáo dục yêu thương. 

Yêu thương cũng phải có cách cụ thể, chứ không phải nói chung chung sáo rỗng là thành yêu thương thực sự. Cần những hành động khẩn cấp từ Bộ Giáo dục - Đào tạo cho thực trạng bạo hành học sinh. 

TTO - Cô giáo lên lớp nhưng không giảng bài, cô phạt trò uống nước vắt từ giẻ lau bảng... khiến dư luận bàng hoàng tự hỏi chuyện gì đang xảy ra trong nhà trường.

TRƯƠNG BẢO CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Đã có trường hợp học sinh mất rất nhiều thời gian, thậm chí phải "làm lại từ đầu" khi chọn sai tổ hợp môn học ở lớp 10.

Tránh sai lầm khi chọn tổ hợp môn lớp 10

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar