03/06/2021 12:24 GMT+7

Mong xử nghiêm hơn kiểu 'chém gió, không có thì thôi, chết ai đâu'

NGHĨA ĐỊNH
NGHĨA ĐỊNH

TTO - Dù lượng tin giả trong đợt dịch COVID-19 thứ tư này giảm so với ba lần trước nhưng tính chất nghiêm trọng lại tăng lên.

Mong xử nghiêm hơn kiểu chém gió, không có thì thôi, chết ai đâu - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế bị choáng khi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân giữa trời nắng gắt trong con hẻm tại TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH

"Tin vịt" lại ăn theo nhau từ kiểu thể hiện và thói xấu "rảnh rỗi sinh nông nổi".

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Long An tử vong trong lúc người này vẫn đang được điều trị tích cực tại TP.HCM. Dư luận rất bức xúc và mong muốn cơ quan chức năng làm rõ để xử lý người tung tin thất thiệt.

Rạng sáng 1-6, tại phường Long Thạnh Mỹ (TP Thủ Đức) xảy ra vụ nghi vấn phóng hỏa đốt nhà, hai vợ chồng đang ngủ bị phỏng rất nặng. Trong lúc lực lượng chức năng mướt mồ hôi vừa cứu giúp nạn nhân vừa điều tra nguyên nhân sự việc, một số "anh hùng bàn phím" nhanh nhảu đưa tin ngay sau thời điểm đó rằng người chồng tử vong, vợ nguy kịch.

Nghiêm trọng hơn là "tin giật gân": có 91 người bỏ trốn khi đang cách ly tập trung tại Bắc Giang. Ngành chức năng khẳng định điều này không hề có. Sáng 2-6, trên mạng đưa tin 29 công nhân ở một khu công nghiệp tại TP.HCM dương tính với COVID-19 khiến bao người không yên. Những thông tin kiểu này gây ra tâm lý bất an nguy hiểm không kém virus.

Tin sai sự thật không đơn thuần là "đăng cho vui", "chém gió, không có thì thôi". Tin giả gây hoang mang, làm phiền các lực lượng đang tập trung chống dịch. Tin thất thiệt còn được tiếp tay bởi các "vua còm" (bình luận) và chia sẻ (share) với tốc độ chóng mặt. Nhấp vào nút "share" là động tác quá đơn giản với mỗi người, nhưng tác hại do nó gieo rắc lại vô cùng lớn cho cộng đồng mạng.

Tôi thường nhận được tin nhắn từ người quen, nhờ xác minh thông tin mới xuất hiện trên mạng xã hội. Những tin về các ca nhiễm đầu tiên hoặc vừa tử vong, thậm chí một chung cư, khu phố nào đó bị phong tỏa luôn được quan tâm nhất. Tôi luôn cố tìm cách tìm hiểu thông tin chính xác và thông tin lại trên mạng. Dù hơi mất thời gian song cũng rất vui khi giúp mọi người có thông tin đúng, ngăn chặn sự phát tán của loại virus sinh ra từ bàn phím. 

Tuy nhiên cũng cần sự cảnh giác và tỉnh táo của dân mạng, thông tin nào chưa được kiểm chứng, tuyệt đối không chính xác. Một cú nhấp chuột hoặc chạm màn hình để giải khuây đôi chút nhưng lại có thể khiến nhiều người khổ sở, điêu đứng.

Nhưng phạt nặng người tung tin giả mới là giải pháp cho lâu dài (và không chỉ riêng thông tin giả về dịch bệnh). Tác hại của "tin vịt" luôn rất khôn lường. Phát hiện sớm, ngăn chặn, "phong tỏa" ngay không để "lây nhiễm" ra cộng đồng mới là việc cần thiết nhất. Những trường hợp vi phạm, bên cạnh áp dụng chế tài nghiêm khắc cần phải "cách ly" khỏi mạng xã hội một thời gian để khi trở lại họ sẽ chững chạc hơn, trách nhiệm hơn.

Xét nghiệm âm tính nhưng lại rộ tin giả dương tính COVID-19

TTO - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang điều tra, xác minh người tung tin giả về ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại TP Tam Kỳ vào ngày 20-5.

NGHĨA ĐỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Một số tin tức nổi bật: Dược sĩ Tiến đính chính không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả; Kaity Nguyễn được giới thiệu là nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam; Câu hát 'Gần mực thì đen, gần thiên nhiên thì thư giãn' gây sốt mạng xã hội...

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Những ngày qua trên mạng xã hội TikTok xuất hiện đoạn video với nội dung bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao có liên quan đến vụ án người đàn ông dùng súng tự chế bắn người khác rồi tự sát xảy ra tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar