07/06/2011 03:03 GMT+7

Mong xã hội lành mạnh hơn

V.T.DŨNG
V.T.DŨNG

TT - “Sợ nhất ngày nào cũng nhậu!”, một ý kiến ngắn gọn của anh Hiroyuki Okamoto (người Nhật) trên Tuổi Trẻ 5-6 đã thu hút 38 phản hồi của bạn đọc. Không những phê phán bia rượu, bạn đọc còn đề nghị cả xã hội mạnh tay hơn trong việc hạn chế bia rượu.

* Cần thông cảm

Trong cuộc sống cũng cần ngoại giao, có bạn bè, nếu không đến quán cà phê thì đến quán nhậu. Người quan hệ rộng nay gặp người này, mai gặp người kia và phải ở quán nhậu. Vì đàn ông nhiều người thích nhậu. Đó là chưa kể nếu tiếp khách, có ăn phải có uống. Khách còn muốn uống, chưa về thì chủ nhà phải nhiệt tình dù không thích. Ngoài ra còn vô số tình huống buộc mình phải cụng ly, phải nhậu dù không muốn tí nào. Có người nói nếu không muốn thì có ai cạy được miệng mình để đổ rượu bia, có thực tế mới hiểu và thông cảm cho những người không thích nhậu nhưng lại phải nhậu.

* Bị cha chú ép

Còn thêm một thực trạng là lôi kéo rủ rê những người khác vào nhậu. Trong bữa tiệc gia đình, các bác các chú khuyến khích, cổ vũ con trẻ uống trọn ly bia. Uống xong mọi người hể hả, vỗ tay chúc mừng, xem như một chiến tích, một sự tiến bộ. Làm cho người vừa uống xong cũng cảm thấy tự hào như vừa mới vượt qua một thử thách mà mọi người công nhận. Rồi từ đó cứ lao theo. Trong các buổi họp lớp, bạn bè cũng lấy tửu lượng ra hơn thua, ép bằng được những người không uống được phải uống thử, xong một ly lại ép thêm ly thứ hai. Không uống thì mất vui. Uống được tiếp tục bị ép uống tiếp, đến một ngày mê nhậu lúc nào không hay biết.

* Không bia rượu trong ngày làm việc

Hậu quả của bia rượu là tai nạn giao thông, gia đình bất hòa, bạn bè say xỉn đánh nhau. Bia rượu cũng khởi đầu của tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nghèo đói... Khắp nơi bán bia rượu, đường phố ùn tắc, hè phố kẹt cứng, bẩn thỉu. Ở nhiều bộ, ngành trung ương, công chức gần 11g là kéo nhau đi nhậu, 14g đi họp ngửi toàn mùi bia. Hãy phát động một chiến dịch “không bia rượu trong ngày làm việc” để lành mạnh hóa xã hội bằng những việc làm cụ thể.

* Chồng tôi còn đòi đi nhậu qua đêm

Chồng sắp cưới của tôi là một bác sĩ, không phải bợm nhậu nhưng là “đàn ông Việt Nam” điển hình. Tôi cảm nhận được anh rất thích nhậu và la cà với bạn bè. Bình thường thì không nhậu, nhưng bất kỳ anh bạn nào gọi thì coi như 99,99% là đi mất. Đã đi thì đừng có gọi về, cũng đừng có chờ về vì chí ít cũng đến 12g khuya. Vậy đấy, nhưng anh còn phân bì tại sao anh không được nhậu qua đêm như những người bạn khác.

V.T.DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

TTO - Không hẹn mà gặp, đội tuyển bóng đá nữ VN và 4 nhà vô địch SEA Games 29 Thúy Vy (wushu), Ánh Viên (bơi lội), Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền (điền kinh) đều nói rằng họ đã vượt lên chính mình để làm nên chiến thắng.

'Vượt lên chính mình' - thông điệp ý nghĩa của những nhà vô địch

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

TTO - Từ câu chuyện “Hãng bay để lộ thông tin khách?”, TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng luật có quy định về bảo mật thông tin cá nhân nhưng người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ.

Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

TTO - Theo bạn đọc Hoàng Viễn, trận thua 0-3 trước Thái Lan, nguyên nhân chính là HLV Hữu Thắng đã chọn cách tiếp cận sai, sai cả về nhân sự lẫn chiến thuật.

3 lý do khiến U-22 VN thua tan tác Thái Lan

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

TTO - Cầu thủ không tệ nhưng gặp HLV quá tệ, coi đội U22 đá dễ bị hư tivi và lên tăng xông... Đó là ý kiến của một số người hâm mộ sau trận thua đáng thất vọng của đội tuyển U-22 VN trước Thái Lan.

Thua tan tác Thái Lan, cầu thủ VN dở hay HLV tệ?

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

TTO - Thang máy, thang cuốn ngày nay không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Khi những tuyến tàu điện đô thị được đưa vào sử dụng ở Hà Nội, TP.HCM, thói quen tốt khi đi thang máy sẽ mang lại nhiều tiện ích.

Người Việt phải học cách đi thang máy, đừng để quá muộn!

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?

TTO - Trước đây sư phạm ‘có giá’, còn là giá cao - ‘hạng thương gia’. Nhưng bây giờ sư phạm 'mất giá', vì sao?

Trước đây sư phạm 'có giá', vì sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar