26/12/2019 09:28 GMT+7

Mong những bữa ăn bình ổn giá

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TTO - Thịt heo tăng giá, bữa ăn bắt đầu thay đổi. Lo thiếu thịt ăn thì ít mà lo hụt tiền mua thức ăn nhiều hơn.

Mong những bữa ăn bình ổn giá - Ảnh 1.

Giá thịt heo tiếp tục gây khó cho người đi chợ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giá thịt heo tăng cao ngang bằng, thậm chí cao hơn giá thịt bò giờ thành thời sự trong từng bữa ăn từ thành thị đến thôn quê. Và người dân đang chờ những thông tin bình ổn giá nhiều loại thực phẩm.

Tăng giá rồi, giảm khẩu phần

Để đối phó tình trạng thịt tăng giá, người bán hàng ăn có hai cách: tăng giá bán hoặc giảm phần thịt trong từng món ăn. Thường người bán ngại tăng giá (vì lo mất khách) nên mua ổ bánh mì thịt, tô cháo... giảm thịt thấy rõ. Những bữa ăn tập thể cũng giảm ít nhiều dinh dưỡng và ít có sự chọn lựa, đổi món... vì thịt heo tăng giá. Những bữa ăn gia đình với những món quen cũng không trọn vẹn khi thiếu thịt heo.

Món chả lụa tăng giá dần dần. Đi chợ lại nghe người bán than thở chuyện giá tăng, khó bán. Giá thịt heo quay ở TP Long Xuyên (An Giang) đang ở mức 300.000 đồng/kg, về đến huyện không bán được cũng thường tình. Người bán cháo lòng cũng nghỉ bán, tìm sang hàng khác thấy họ chuyển sang bán cháo huyết với thịt gà...

Những thay đổi này ở quê tôi đã bắt đầu từ nhiều tháng trước. Cách nay 3 tháng ghé nhà thăm dì, dì tôi thông báo một câu: "Đám giỗ dượng mày kỳ này không có thịt heo, tao đã chuẩn bị sẵn gà vịt rồi".

Cùng thời điểm trên, đàn heo hàng xóm nhà tôi chết vì dịch tả châu Phi. Mấy chục con heo mới nuôi hơn nửa tháng bị bệnh chết sạch sau một đêm. Cũng còn may, nuôi chưa lâu nên thiệt hại ít hơn người khác. Nhưng đến nay bà con vẫn chưa nghĩ đến chuyện gầy đàn nuôi lại. Người chăn nuôi 10 năm nay lần đầu tiên đành "treo" chuồng, chưa biết đến bao giờ và tái đàn như thế nào, con giống ở đâu cho an toàn?!

Mong giải pháp bình ổn

Những thay đổi từ câu chuyện thịt heo thấy rõ nhất ở thôn quê, nơi thiệt hại từ chăn nuôi heo hiển hiện trước mắt. Thấy heo chết nhiều quá, buồn không muốn ăn thịt heo, đó là chuyện mấy tháng trước. Giờ không ăn thịt heo vì phải cân nhắc túi tiền của mình. 

Chúng tôi không lạ về chuyện thiếu thịt heo. Giá cao quá người dân sẽ chuyển sang món khác. Và cũng ngay miền đất quê tôi, cá dễ bán hơn, người nuôi cá cũng phấn khởi, nhiều người bỏ heo chuyển sang nuôi thủy sản.

Nhưng nếu nhìn phía khác, nếu cá nhích giá tại ao thì tại chợ, người nội trợ sẽ phải chi nhiều tiền hơn, không chỉ với thịt heo. Tìm giải pháp bình ổn giá cả thực phẩm là chuyện cần thấy hiệu quả sớm nhất. Không chỉ cho mấy ngày tết mà còn tiếp sau đó. Không phải là chuyện lo thiếu thịt heo mà là chuyện chi tiêu cho bữa ăn hằng ngày. Thực phẩm tăng giá, chính người lao động nghèo chật vật nhất, điều đó không cần bàn cãi thêm. Và đó là điều đáng lo hơn chuyện tết này ăn gì!

Bệnh dịch là rủi ro, tác hại của nó đã chạm đến túi tiền và cuộc sống người dân. Người có tiền có thể dễ dàng chấp nhận mua thịt với giá cao hơn, người ít tiền chỉ có thể nhịn bớt. Phần đông người dân mình thu nhập thấp, dễ bị ảnh hưởng, yếu thế trước những sự cố, những thay đổi của giá cả. Thịt heo có thể nhập để không phải lo thiếu nhưng những người sống bằng nghề chăn nuôi sẽ như thế nào, ngành chăn nuôi sẽ ra sao? Đó mới là chuyện đáng lo hơn.

Câu chuyện hậu dịch tả và thực tế thị trường thực phẩm hôm nay khiến tôi liên tưởng đến một vài sự việc xảy ra gần đây. Như chuyện ứng phó với ô nhiễm không khí chẳng hạn. Có những người biết cách hoặc có điều kiện tốt ứng phó với ô nhiễm. Và có những người buộc phải lao động bên ngoài, buộc hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc trực tiếp với bụi ô nhiễm ngày càng tệ hơn, tác hại tới sức khỏe con người. Giải pháp khẩn cấp và lâu dài là gì?

Ô nhiễm không khí, không thể ngửa mặt kêu trời hay phải chịu đựng thực tế? Thực phẩm tăng giá, rồi sẽ được bình ổn? Miếng thịt, giọt nước sạch hay bầu không khí cùng chung sống đều là chuyện dân sinh, người dân cần biết những thông tin dự báo, cảnh báo và mong thấy giải pháp cải thiện tình hình. Năm hết tết đến, mong tin vui vậy.

Vissan đề nghị được tăng giá thịt heo bình ổn

TTO - Thời gian tới, nếu không cho tăng giá heo trong chương trình bình ổn sẽ dễ xảy ra tình trạng ‘bao cấp’ khi các đầu nậu gom hàng thịt heo giá tốt, còn người dân chỉ mua được 1-2kg thịt heo, thậm chí không mua được.

NGUYỄN MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy

Đoạn clip ghi lại cảnh một Cảnh sát giao thông bám vào xe máy của nam thanh niên đang chạy trên đường. Clip đăng tải lên mạng xã hội nhận được nhiều ý kiến bức xúc về hành động của người đi xe máy.

CSGT TP.HCM bám yên xe máy đang chạy: Thanh niên không có bằng lái, sợ bị phạt nên bỏ chạy

Hát karaoke để kết nối, đừng hét để chia rẽ

Loa kéo không sai, mà sai là ở chỗ kéo luôn cả sự bình yên của người khác đi mất.

Hát karaoke để kết nối, đừng hét để chia rẽ

Vụ dân dựng lán tố 'cát tặc': Phạt doanh nghiệp gần 250 triệu đồng

Khai thác vượt phạm vi được cấp phép gây sạt lở bãi sông, khiến người dân bức xúc dựng lán phản đối, một doanh nghiệp khai thác cát ở Nghệ An bị xử phạt gần 250 triệu đồng.

Vụ dân dựng lán tố 'cát tặc': Phạt doanh nghiệp gần 250 triệu đồng

Ở khách sạn, phải thế chân 200.000 đồng để bồi thường khi làm hư hao đồ

Có nên thu tiền thế chân khi khách nhận phòng khách sạn?

Ở khách sạn, phải thế chân 200.000 đồng để bồi thường khi làm hư hao đồ

Quận 1, quận 3, Thủ Đức, Tân Bình, Gò Vấp… dự báo mưa đến 150mm trong 48 giờ tới

Trong bản tin cảnh báo mưa lớn tại TP.HCM vừa phát, cơ quan khí tượng cho biết trong 48 giờ tới nhiều khu vực ở TP.HCM có mưa tới 150mm. Đợt mưa còn có khả năng kéo dài đến hết ngày 27-5, với lượng mưa lên đến 300mm.

Quận 1, quận 3, Thủ Đức, Tân Bình, Gò Vấp… dự báo mưa đến 150mm trong 48 giờ tới

Kẹt xe cầu Phú Mỹ do phân làn hay do quá tải?

Sau gần hai tuần phân làn mới trên cầu Phú Mỹ (TP.HCM), tình trạng kẹt xe vẫn tiếp diễn, thậm chí theo phản ánh của nhiều tài xế còn ùn ứ hơn trước. Vì vậy người dân thắc mắc việc này do phân làn hay do áp lực giao thông vốn có?

Kẹt xe cầu Phú Mỹ do phân làn hay do quá tải?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar