08/05/2013 16:24 GMT+7

Mong Ngân viết tiếp giấc mơ đại học

ĐỖ PHI - YẾN TRINH
ĐỖ PHI - YẾN TRINH

TTO - Đang từng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư máu cấp tính nhưng Trương Huỳnh Ngân, 17 tuổi, vẫn nhắn nhủ cha đem sách vở dưới quê lên cho em ôn thi đại học.

Phóng to
Mẹ Ngân đang chăm sóc em - Ảnh: Đỗ Phi

Chúng tôi đến thăm Ngân ở Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, em nửa mê nửa tỉnh nằm trên giường bệnh. Cha của em, ông Trương Lê Thanh An (48 tuổi), cố lấy giọng lạc quan để Ngân không buồn nhưng nghe vẫn rầu lắm: “Đợt mới vô điều trị nó còn lấy sách coi được chút đỉnh. Rồi ngày nào cũng nửa mê, nửa tỉnh, tôi chỉ biết nuốt nước mắt mà nói ráng lên con ơi”.

Từ nhỏ tới giờ Ngân đều là học sinh giỏi, trong đội tuyển văn quốc gia của tỉnh và từng đoạt huy chương vàng Olympic 30-4 môn văn năm 2012. Cô học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) ấy ước mơ đậu vào Trường Kinh tế luật TP.HCM nhưng tất cả đã dang dở bởi căn bệnh quái ác, chỉ còn lại thân hình teo tóp vì bệnh tật và nỗi đau. Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, nhưng Ngân chỉ mong “bẻ gãy” căn bệnh đang từng ngày tước đi niềm yêu sống và khát vọng của em.

Bà Huỳnh Thị Hồng Hạnh (45 tuổi), mẹ Ngân, ngồi bên chiếc ghế nhựa nhìn gương mặt xanh xao của em mà không cầm được nước mắt. Từng giọt khô khốc trên gương mặt người phụ nữ miền Tây sạm đầy nắng gió. “Cách đây mấy tháng, gia đình có đưa Ngân đi khám bệnh, nhưng bác sĩ chỉ nói là bị lao hạch, về uống thuốc điều trị. Nào ngờ nó lại mắc chứng bệnh hiểm nghèo này”.

Cha Ngân nói khẽ: “Sau hôm con thi, tôi lật đật đưa Ngân đi bệnh viện khám bệnh mới hụt hẫng khi phát hiện ung thư máu”.

Đôi tay gầy còm nhưng Ngân giơ lên và xòe các ngón tay ra kiên quyết: “Em rất muốn mình được trở lại cuộc sống bình thường, ngày ngày được cha chở đi học, được cùng các bạn trong lớp ôn thi, chia sẻ ước mơ vào đại học. Và hơn nữa, em không muốn mình là gánh nặng của cha mẹ”. Giọng Ngân rất nhỏ, trong trẻo nhưng người nghe phải lặng đi vì không tin bất hạnh lại chạm tới cô gái xinh xắn này.

Không than nghèo, kể khổ, nhưng dường như trong ánh mắt mệt nhoài và gương mặt khắc khổ của cha mẹ Ngân vẫn đau đáu tìm cách xoay xở điều trị cho cô con gái duy nhất. Ở miền quê Vĩnh Long, cha mẹ Ngân chỉ kê có 3-4 cái bàn và mấy cái ghế nhựa trước nhà bán cà phê cho mối quen, thu nhập không bao nhiêu. Số tiền ước tính gần nửa tỉ đồng để điều trị bệnh cho Ngân quá lớn.

Cô Đặng Thị Phương Tâm, giáo viên chủ nhiệm của Ngân, cho biết: “Ngân là một học sinh ngoan, hiền, tôi và các bạn rất yêu mến. Nhiều năm liền Ngân đạt học sinh giỏi, học kỳ vừa rồi em được điểm trung bình các môn 9,2 - cao nhất lớp. Ai cũng xót cho em…”. Theo cô giáo Tâm, trường đã kêu gọi học sinh và giáo viên gom góp cho gia đình Ngân hơn 54 triệu đồng để giúp em có tiền điều trị bệnh, mong sao em sớm hồi phục để viết tiếp giấc mơ của mình trên giảng đường.

Không khí trong lớp học của Ngân cũng bớt đi sự sôi động vì trong các câu chuyện đều gợi nhắc về Ngân - cô bạn năng nổ và hiền lành. “Khi có một giáo viên vô tình kêu tên bạn Ngân lên trả bài, cả lớp em dường như lặng đi, ngỡ ngàng, cảm giác nhói lòng vì thiếu một người bạn” - Huỳnh Thị Mai Trâm, bạn cùng lớp của Ngân, kể.

Cầu mong nghị lực và tình thương tạo nên điều kỳ diệu cho Ngân.

ĐỖ PHI - YẾN TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar