05/12/2024 10:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mong Hàn Quốc sớm 'trời quang mây tạnh'

Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo công dân tránh xa các khu vực biểu tình tại Hàn Quốc, trong khi một số công ty lớn như Naver Corp khuyên nhân viên làm việc tại nhà.

Mong Hàn Quốc sớm 'trời quang mây tạnh' - Ảnh 1.

Người biểu tình kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) vào ngày 4-12 - Ảnh: AFP

Hôm 4-12, các đảng đối lập Hàn Quốc đã trình kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi ông ban bố lệnh thiết quân luật và gỡ bỏ 6 giờ sau đó, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun đã nộp đơn từ chức, chịu trách nhiệm trước tình trạng hỗn loạn do lệnh thiết quân luật tạm thời của Tổng thống Yoon Suk Yeol, cũng là đồng minh thân thiết của ông, gây ra.

Lệnh thiết quân luật bất ngờ của ông Yoon vào khuya 3-12 đã gây bế tắc tại Quốc hội trong vài giờ, nhưng các nghị sĩ đã nhanh chóng bác bỏ nỗ lực cấm hoạt động chính trị khi binh sĩ vũ trang tiến vào tòa nhà Quốc hội ở Seoul.

Sức ép từ chức

Mong Hàn Quốc sớm 'trời quang mây tạnh' - Ảnh 2.

Nguồn: Al Jazeera - Dữ liệu: Kim Thoa

Tương lai chính trị của Tổng thống Yoon - cựu công tố viên nổi tiếng và chính trị gia bảo thủ đắc cử năm 2022 - đang bất định.

Đảng Dân chủ (DP) và 5 đảng đối lập khác đã kêu gọi ông từ chức nếu không muốn bị luận tội. Kiến nghị luận tội đã được trình lên Quốc hội và cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 6 hoặc 7-12.

"Chúng tôi không thể phớt lờ lệnh thiết quân luật bất hợp pháp này. Chúng tôi không thể để nền dân chủ sụp đổ", nghị sĩ Đảng Dân chủ đối lập Kim Yong Min nói trước báo giới.

Quốc hội Hàn Quốc có thể luận tội tổng thống nếu hơn 2/3 số nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, sau đó Tòa án Hiến pháp sẽ xét xử.

Hiện tại Đảng Quyền lực nhân dân (PPP) cầm quyền của ông Yoon chỉ có 108 ghế trong tổng số 300 ghế Quốc hội. Sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 4 năm nay, PPP không giành được quyền kiểm soát trước các đảng đối lập, vốn chiếm gần 2/3 số ghế.

Nếu ông Yoon từ chức hoặc bị cách chức, Thủ tướng Han Duck Soo sẽ tạm thời đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cho đến khi cuộc bầu cử mới diễn ra trong vòng 60 ngày.

"Tổng thống Yoon có thể đã tự bắn vào chân mình" - ông Danny Russel, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu chính sách xã hội châu Á tại Mỹ, bình luận về việc ông Yoon ban bố thiết quân luật đầu tiên tại Hàn Quốc kể từ năm 1980.

Sự chia rẽ sâu sắc cũng diễn ra bên trong PPP, khi lãnh đạo đảng này kêu gọi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun và toàn bộ nội các. Bộ Quốc phòng xác nhận ông Kim đã nộp đơn từ chức.

Trong bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình vào khuya 3-12, Tổng thống Yoon lập luận lệnh thiết quân luật là cần thiết để bảo vệ Hàn Quốc khỏi các lực lượng chống phá nhà nước và thân Triều Tiên, cũng như để bảo vệ trật tự hiến pháp tự do, nhưng ông không nêu cụ thể mối đe dọa là gì.

Các nghị sĩ Hàn Quốc đã bất chấp thiết quân luật, vượt qua hàng rào an ninh để tổ chức phiên họp khẩn cấp. Chỉ vài giờ sau khi ông Yoon ban bố thiết quân luật, Quốc hội, với sự tham gia của 190/300 nghị sĩ, trong đó có 18 thành viên từ đảng của ông Yoon, đã nhất trí thông qua kiến nghị hủy bỏ lệnh này.

Kết quả, Tổng thống Yoon buộc phải dỡ bỏ thiết quân luật khoảng 6 giờ sau khi ban hành. Những người biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội reo hò và vỗ tay mừng rỡ, hô vang: "Chúng ta đã chiến thắng!".

Seoul đã ổn định lại

Cảnh hỗn loạn xảy ra khi quân đội Hàn Quốc cố gắng giành quyền kiểm soát tòa nhà Quốc hội vào cuối ngày 3-12 và đầu ngày 4-12 sau khi thiết quân luật được ban bố. Hơn 280 binh sĩ, được yểm trợ bởi 24 trực thăng, đã tiến hành phong tỏa khu vực này.

Nhân viên Quốc hội dùng ghế chặn cửa để ngăn binh sĩ xông vào tòa nhà, trong khi người biểu tình ủng hộ phe đối lập xô xát với cảnh sát bên ngoài. Quân đội tuyên bố cấm mọi hoạt động của Quốc hội và các đảng phái chính trị, đồng thời đặt các phương tiện truyền thông dưới sự kiểm soát của thiết quân luật.

Mặc dù sự kiện kịch tính xảy ra vào cuối ngày 3-12, thủ đô Seoul vẫn đã trở lại nhịp sống bình thường vào sáng 4-12. Theo Reuters, lưu lượng xe cộ và hành khách trên các chuyến tàu giờ cao điểm tại thành phố hơn 9 triệu dân này không có nhiều thay đổi.

Ngày 4-12, người Hàn Quốc vẫn đến công sở và trường học như thường lệ. Hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình chính trị căng thẳng đêm trước đã ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình có thể tiếp tục diễn ra trong lúc một số người dân vẫn chưa hết bàng hoàng. Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc đã lên kế hoạch tổ chức biểu tình tại Seoul và tuyên bố đình công cho đến khi ông Yoon từ chức.

Một chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn tại Hàn Quốc cho biết doanh số bán thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền và nước đóng chai đã tăng mạnh trong đêm.

"Tôi rất lo lắng về tình hình hiện tại và tương lai của đất nước" - Kim Byeong-In, 39 tuổi, cư dân Seoul, chia sẻ. Đại sứ quán Mỹ khuyến cáo công dân của họ tránh xa các khu vực biểu tình tại Hàn Quốc, trong khi một số công ty lớn như Naver Corp đã khuyên nhân viên làm việc tại nhà.

Hàn Quốc khẩn trương ổn định thị trường tài chính

Ngày 4-12, Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo sẵn sàng bơm thanh khoản "không giới hạn" vào thị trường tài chính để ổn định tình hình sau khi đồng won giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, với 1.442 won đổi 1 USD, do ảnh hưởng từ biến động chính trị.

Thông báo được đưa ra sau các cuộc họp khẩn cấp qua đêm của Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok, Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Rhee Chang Yong và lãnh đạo ngân hàng trung ương để phê duyệt biện pháp hỗ trợ thị trường tài chính.

Sau khi thiết quân luật được dỡ bỏ, các thị trường tài chính có dấu hiệu cải thiện trong ngày 4-12, nhưng các nhà đầu tư vẫn cảnh giác về sự ổn định chính trị lâu dài ở Hàn Quốc.

"Các thị trường tài chính, từ ngoại hối đến chứng khoán, sẽ hoạt động bình thường. Chúng tôi sẽ bơm thanh khoản không giới hạn vào cổ phiếu, trái phiếu, thị trường tiền tệ ngắn hạn và ngoại hối cho đến khi thị trường ổn định hoàn toàn", Chính phủ Hàn Quốc thông báo.

Theo Yonhap, cơ quan quản lý tài chính sẵn sàng triển khai 10.000 tỉ won (7,07 tỉ USD) vào quỹ ổn định thị trường chứng khoán bất cứ lúc nào.

Các nước theo dõi

Nhiều quốc gia đã lên tiếng trước diễn biến tại Hàn Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng đây là "vấn đề nội bộ" của Hàn Quốc. Nga bày tỏ sự quan ngại và cho biết đang theo dõi tình hình.

Mỹ khẳng định không được thông báo trước về kế hoạch ban bố thiết quân luật, nhưng hoan nghênh quyết định dỡ bỏ của Tổng thống Yoon. "Chúng tôi mong các bất đồng chính trị được giải quyết hòa bình và theo đúng pháp luật", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ.

Tổng thư ký NATO, Mark Rutte, cho biết liên minh quân sự này đang theo dõi sát tình hình ở Hàn Quốc và khẳng định mối quan hệ với Seoul "vẫn vững chắc".

Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển đã hoãn chuyến thăm Hàn Quốc, và nhóm nghị sĩ Nhật Bản chuyên về các vấn đề Hàn Quốc hủy chuyến đi đến Seoul dự kiến vào giữa tháng 12.

Người dân Hàn Quốc đồng loạt thắp nến biểu tình yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức

Tối 4-12, người dân Hàn Quốc đổ xô về khu vực trung tâm các đô thị lớn trên khắp nước này để thắp nến biểu tình yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này.

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Trưa 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar