13/05/2024 12:12 GMT+7

Món quà đặc biệt của Thủ tướng

Ở độ cao hơn 2.000m, nơi đỉnh Ngọc Linh chạm tới mây trời, những mầm sâm quý đang âm thầm nảy nở dưới sự chở che của tán rừng nguyên sinh mát lạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tới vườn sâm tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum hồi tháng 10-2023. Sau đó, ông đã tặng 12.000 cây sâm giống cho bà con nghèo - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tới vườn sâm tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum hồi tháng 10-2023. Sau đó, ông đã tặng 12.000 cây sâm giống cho bà con nghèo - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG

Và tại đây, món quà đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính đang lớn lên từng ngày mang theo niềm hy vọng đổi đời cho bà con Xơ Đăng.

Gần một năm trước, trong chuyến công tác đến huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vào tháng 8-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao tặng 12.000 cây sâm Ngọc Linh giống cho 300 hộ nghèo người Xơ Đăng.

Đến nay, chính quyền huyện đã cấp sâm giống cho các hộ dân trồng tập trung tại cánh rừng già dưới núi Ngọc Linh thuộc xã Măng Ri. Những ước mơ đổi đời của đồng bào vùng khó khăn đã được quan tâm và chắp thêm điều kiện.

Chỉ 2-3 năm nữa, khi cây sâm kết lứa quả đầu, bà con đã có thể thu hạt nhân giống mở rộng diện tích. Vùng trồng sâm nhân lên cũng đồng nghĩa hy vọng đổi đời của bà con càng thêm rộng mở.

Bà HOÀNG THỊ THÙY DUNG
Lối vào vườn sâm Ngọc Linh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng đồng bào nghèo huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum - Ảnh: TẤN LỰC

Lối vào vườn sâm Ngọc Linh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng đồng bào nghèo huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum - Ảnh: TẤN LỰC

Chăm bẵm, nâng niu món quà quý

Sau hơn 30 phút đánh vật với con đường dốc đứng ngoằn ngoèo dẫn ngược lên núi với sự dẫn đường của trưởng thôn Đak Dơn, chúng tôi "diện kiến" vườn sâm Thủ tướng tặng bà con mở ra trong tầm mắt. Dưới tán rừng già cổ thụ che kín là bầu không khí tĩnh mịch như một thế giới khác.

Tại đây, trên thảm lá mục ánh nắng hiếm khi nào rọi tới, những mầm sâm quý chen nhau vươn lên đón lấy linh khí đất trời. Mặc cho cái nóng thiêu đốt bao trùm cả nước, chốn rừng già nhiệt độ chẳng mấy khi quá 20oC và hơi ẩm đông đặc mát lạnh suốt ngày.

Có lẽ chính bởi "tính nết đỏng đảnh", đòi hỏi khắt khe về môi trường sống mà cây sâm Ngọc Linh trở nên vô cùng đắt giá trên thị trường dược liệu, có thể lên tới vài trăm triệu đồng mỗi ký.

Để bảo vệ món quà quý, khu vực trồng sâm của mỗi xã được rào lưới thép cẩn thận. Bên trong, những gốc sâm của từng hộ dân trồng chung trên bầu đất quây nhựa xung quanh. Để tránh nước mưa xói lở và chuột sóc xâm nhập phá hoại, phía trên các ô trồng cũng được quây lưới kỹ lưỡng.

Là nơi sinh trưởng của hàng ngàn gốc sâm quý, an ninh ra vào khu rừng rất nghiêm ngặt. Vùng trồng được kết nối với bên ngoài qua con đường đất độc đạo hiểm trở có trạm gác của cơ quan chức năng. Tại nơi trồng sâm, chính quyền dựng thêm một nhà sàn làm nơi bà con thay nhau đến trực canh giữ vườn sâm hằng ngày.

Loay hoay xách nước tưới mát vườn sâm để giữ độ ẩm giữa mùa khô, anh A Dưỡng - người dân thôn Đăk Ka, xã Tu Mơ Rông - không giấu niềm vui trên gương mặt khi nhìn cây sâm lớn từng ngày. Những chồi xanh đang dần nhú lên kéo giấc mơ đổi đời của gia đình anh thêm gần lại. Ở tuổi 25, A Dưỡng là cha của hai cậu con trai.

Nơi miền núi xa xôi, bà con Xơ Đăng ít điều kiện học hành, đa số lập gia đình sớm rồi bám vào nương rẫy. Vòng tuần hoàn nghèo khó ấy lặp lại bao đời nay, không dứt ra được. Dù con đã lớn, gia đình bốn người của anh vẫn ở trong căn nhà sàn tạm bợ, chưa dám mơ tới mái nhà kiên cố bởi cuộc sống khó khăn quá.

Quanh năm bám rẫy mì lo được cái ăn cái học cho con đã bở hơi tai, cứ ngỡ cuộc sống khó nghèo sẽ bám riết không buông, cho đến khi món quà của Thủ tướng thắp lên trong anh tia hy vọng.

Đồng bào Xơ Đăng chăm sóc cẩn thận vườn sâm Ngọc Linh là quà tặng của Thủ tướng

Đồng bào Xơ Đăng chăm sóc cẩn thận vườn sâm Ngọc Linh là quà tặng của Thủ tướng

Để quà của Thủ tướng thành sinh kế cho dân

Ngồi bên luống sâm đã cao gần một gang tay, A Dưỡng nhẩm tính chỉ ba năm nữa cây sẽ ra hạt. Những hạt sâm thu được tiếp tục ươm mầm để nhân rộng vườn trồng. Chịu khó chăm sóc ít năm rồi món quà này sẽ nảy nở, nhân lên gấp nhiều lần, tạo nguồn sinh kế lâu dài cho cả gia đình. Đó hoàn toàn không phải mơ ước viển vông bởi cây sâm đã đưa rất nhiều nông dân Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh này vụt lên thành tỉ phú chỉ qua vài mùa lá rụng.

Người Xơ Đăng dưới chân núi ngàn đời sống cùng sâm Ngọc Linh, coi cây sâm là vị thuốc quan trọng chữa nhiều bệnh hiểm nghèo nhưng không phải ai cũng biết cách gieo trồng. Để món quà của Thủ tướng phát triển tốt nhất, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phụ trách hỗ trợ bà con về kỹ thuật trồng trọt.

Lên xuống vườn sâm mỗi tháng vài bận, bà Hoàng Thị Thùy Dung - phó giám đốc trung tâm - vui mừng bảo vườn sâm hợp thủy thổ nên đang phát triển rất tốt, chưa hao hụt gốc nào. "Chỉ 2-3 năm nữa, khi cây sâm kết lứa quả đầu, bà con đã có thể thu hạt nhân giống mở rộng diện tích. Vùng trồng sâm nhân lên cũng đồng nghĩa hy vọng đổi đời của bà con càng thêm rộng mở", bà Dung vui vẻ nói.

Trong khi đó, ông Võ Trung Mạnh - chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - bảo chính quyền huyện đã cân nhắc rất kỹ khi quyết định đưa cây sâm giống của bà con trồng tập trung tại một điểm. Lựa chọn này ngoài việc thuận lợi cho công tác bảo vệ và chăm sóc kỹ thuật, còn tránh được việc bà con "bán lúa non" để món quà của Thủ tướng phát huy lợi ích bền vững, trở thành sinh kế lâu dài.

Hy vọng vài mùa xuân nữa, vườn sâm Ngọc Linh này không chỉ là quốc bảo mà còn là quốc kế dân sinh, góp phần giúp bà con xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.

Để bảo vệ vườn sâm quý, bà con cẩn thận rào chắn vùng trồng bằng lưới thép - Ảnh: TẤN LỰC

Để bảo vệ vườn sâm quý, bà con cẩn thận rào chắn vùng trồng bằng lưới thép - Ảnh: TẤN LỰC

Nhường đất cho dân trồng sâm

Để có vườn sâm xanh tốt như hôm nay, ông Võ Trung Mạnh nói không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của một doanh nghiệp trồng sâm lớn tại tỉnh Kon Tum. Khi biết huyện Tu Mơ Rông tìm địa điểm trồng sâm cho hộ nghèo, doanh nghiệp này đã chia sẻ khu vực vốn được tỉnh giao cho họ trồng sâm trước đó. Để tạo thuận lợi cho người dân lên xuống chăm sóc, khu đất được bố trí cho bà con nằm ngay sát lối vào rừng, rộng gần 2ha.

Theo ông Mạnh, doanh nghiệp cam kết hỗ trợ bà con trồng sâm lâu dài trên khu đất này, tạo điều kiện để mở rộng diện tích và cử nhân sự theo dõi, hỗ trợ bà con về kỹ thuật.

Quảng Nam có sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh, dược liệu

Sàn thương mại điện tử sâm, dược liệu và hàng nông sản là kênh buôn bán chính thống cho người dân, địa chỉ uy tín cho khách hàng có nhu cầu mua sâm Ngọc Linh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar