22/12/2011 06:52 GMT+7

Món nợ với người lính ngã ba biên giới

LÊ ĐỨC DỤC
LÊ ĐỨC DỤC

TT - Cách đây tròn một năm, khi chia tay anh em bộ đội đồn biên phòng A Pa Chải - cực tây Tổ quốc (đây là ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung Quốc), chúng tôi đặt vấn đề với thiếu tá Nguyễn Đức Thắng - đồn trưởng: “Lâu nay báo Tuổi Trẻ vẫn coi biên giới và biển đảo là hai địa chỉ phải nghĩ đến đầu tiên trong các chương trình công tác xã hội, vì vậy trong rất nhiều thiếu thốn của anh em trong đồn, các anh cho vài cái gạch đầu dòng, chúng tôi về báo cáo ban biên tập để có chương trình vận động ủng hộ anh em”.

Phóng to
Lớp học của các em ở Tá Miếu như một túp lều tạm bợ - Ảnh: ĐÀ TRANG

Thời điểm đó đồn A Pa Chải chưa có sóng điện thoại, điện thắp sáng thì trông chờ vào mấy máy “thủy điện mini” chặn suối đủ thắp sáng vài bóng đèn tù mù. Hôm chúng tôi đến, đồn không có điện vì “hồi chiều trâu của dân bản lội qua suối làm vỡ đập ngăn dòng nước làm điện”.

A Pa Chải quanh năm sương ẩm ướt, áo quần phơi cả tuần không khô. Nước tắm lạnh buốt, một cái nhà tắm có nước ấm đun bằng than tổ ong vẫn là mơ ước... Nghĩa là chúng tôi đã hình dung những điều thiếu tá Thắng sẽ đề xuất...

Thế nhưng thật bất ngờ, thiếu tá Thắng lại nhỏ nhẹ: “Cái khó của lính, chúng tôi quen rồi, chịu khó thêm vài năm nữa rồi sẽ có đầy đủ, nếu anh em báo Tuổi Trẻ có lòng giúp anh em đồn A Pa Chải thì hãy giúp các em bé bản Tá Miếu vài cái phòng học đỡ rét là coi như giúp lính biên phòng chúng tôi”.

Một vài phòng học cho các em nhỏ ở Tá Miếu là điều chúng tôi nghĩ không có gì quá khó khăn, và niềm quyết tâm của chúng tôi được nhân lên gấp bội bởi trong khi còn bao nhiêu khó khăn trước mắt, người lính đồn biên phòng A Pa Chải đã không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến dân, nhất là các em bé mẫu giáo.

Trong niềm xúc động trào dâng, chúng tôi đồng ý sẽ cố gắng vận động để có thể cho các em mẫu giáo bản Tá Miếu ít ra có một phòng học và một phòng nội trú để cô giáo đang cắm bản dạy các em.

Chúng tôi đã được “mục sở thị” khi ghé thăm nơi ở của cô giáo Bùi Thị Hiệu, dạy lớp mẫu giáo. Túp lều lợp tranh tre nứa lá được ngăn ra, 3/4 diện tích làm lớp học, nền nhà trải tấm nilông để các em khỏi lạnh chân, 1/4 diện tích còn lại chừng 4m2 đủ kê chiếc giường đơn làm nơi cô giáo ngủ. Cái bếp dầu và hũ măng chua, mấy lọ mắm muối được lùa vào một góc nhà vách đất. “Phòng” của cô Hiệu không có tấm nhựa lót trên nền đất như bên phía lớp học, mùa đông hơi lạnh như ứa ra đặc quánh trên nền đất ẩm ướt.

Một lớp học kèm một phòng nội trú cho giáo viên hóa ra không đơn giản như ở miền xuôi. Ước hơn 300 triệu đồng là đủ cho một ngôi trường mẫu giáo bản Tá Miếu đã bị trượt giá một cách kinh khủng, bởi 1 tạ ximăng, một cây sắt, một viên gạch từ huyện lỵ Mường Nhé, sau 75km đèo dốc độc đạo vào đây đã đội giá lên gấp vài ba lần bởi tiền vận chuyển. Bởi thế, số tiền chúng tôi cố gắng vận động, dù rất nỗ lực vẫn không thể theo kịp thời giá.

Hôm nay, 22-12, chúng tôi chuẩn bị trở lại A Pa Chải và nhiều bản làng của đồng bào Mông, Hà Nhì... dọc biên giới tỉnh Lai Châu và Điện Biên để trao món quà xuân của bạn đọc Tuổi Trẻ cho những em nhỏ ở đó, những đứa bé chưa bao giờ biết kẹo là gì, chưa bao giờ biết “Đôrêmon” là gì, chưa bao giờ biết ông già Noel là ai... và quan trọng hơn, lớp học của các em chỉ là một túp lều tạm bợ như “cái chuồng trâu của dân bản”, dù thú thật khi ví von như thế này chúng tôi biết có điều gì như xúc phạm! Nhưng đó là một sự thật đau xót còn hơn cả sự thật!

Vài hôm nữa chúng tôi lại lên A Pa Chải, món nợ một lớp học cho những đứa trẻ đang ngồi trong cái lớp học tạm bợ ấy vẫn còn day dứt. Dường như các em bé A Pa Chải không hề biết có những bạn bè cùng trang lứa đang học trong những ngôi trường khang trang với đủ thứ đồ chơi, đủ thứ phương tiện...

Nhưng tiếng hát của những đứa trẻ Hà Nhì ở Tá Miếu chưa nói sõi tiếng Kinh vẫn vang lên rất tròn vành rõ chữ “Ai hỏi cháu, cháu học trường nào đấy..., trường của cháu đây là trường mầm non”. Câu hát vô tư, hồn nhiên, trong trẻo vang lên của một sớm mùa đông biên ải cứ day dứt mãi trong chúng tôi về một ngôi trường mầm non tươm tất.

Và chúng tôi không chỉ nợ các em, chúng tôi nợ cả những người lính biên phòng nơi biên ải A Pa Chải về một lớp học. A Pa Chải, nếu bạn đến và ở lại một đêm, bạn sẽ trải nghiệm những điều tương tự như khi ra đến Trường Sa, rằng những lăn tăn toan tính thường nhật ở chốn thị thành chỉ là điều vớ vẩn trước ánh mắt những em bé Hà Nhì, cũng như khi ta nhìn vào ánh mắt những đứa trẻ Trường Sa vậy!

Vâng, Tá Miếu, A Pa Chải, trong lòng chúng tôi cũng là một “Trường Sa trên cạn”!

LÊ ĐỨC DỤC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar