17/03/2011 02:02 GMT+7

Mỗi tuần mổ 2 ca ung thư dương vật

BS HOÀNG THÀNH TRUNG(Khoa ngoại II Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)
BS HOÀNG THÀNH TRUNG(Khoa ngoại II Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)

TT - Ung thư dương vật là bệnh hiếm gặp ở phương Tây và các dân tộc có tục lệ cắt bao quy đầu sớm cho trẻ sơ sinh nhưng bệnh này vẫn thường gặp ở nước ta. Mỗi tuần tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đều mổ trung bình hai ca ung thư dương vật.

Đa số bệnh nhân vì tâm lý ngại ngùng thường giấu bệnh, khi đến khám đã ở giai đoạn trễ.

Yếu tố nguy cơ chính gây bệnh được xác định là hẹp bao quy đầu, tình trạng này sẽ làm ứ đọng chất bựa (là sản phẩm tác động của vi khuẩn trên các tế bào thượng bì bong tróc), đây chính là chất được quy kết gây ung thư dương vật.

Các triệu chứng của ung thư dương vật có thể xuất hiện ngay tại dương vật như một chỗ ngứa, một khối cứng nằm bên dưới bao quy đầu (nếu bao quy đầu không tuột lên được), hoặc một khối sùi hay vết loét ở đầu dương vật kèm chảy dịch và chảy máu, trễ hơn nữa ung thư có thể ăn sâu hơn và phá hủy cấu trúc của quy đầu và dương vật. Đôi khi bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng tại hạch bẹn và được điều trị hạch bẹn mà bỏ sót thương tổn nguyên phát tại dương vật.

Đối với các thầy thuốc chuyên khoa, việc chẩn đoán ung thư dương vật rất đơn giản và sinh thiết bướu sẽ giúp xác định bệnh và là bước không thể thiếu trước khi điều trị.

Chẩn đoán càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao và khả năng bảo tồn cũng càng cao.

Các phương tiện điều trị chính, có hiệu quả được công nhận hiện nay là phẫu thuật và xạ trị. Tùy thuộc giai đoạn bệnh có thể mổ, nhẹ như cắt bao quy đầu, cắt rộng bướu tại chỗ, cắt quy đầu, nặng hơn là cắt dương vật một phần hoặc toàn phần, cắt cơ quan sinh dục ngoài có thể kèm theo nạo hạch vùng bẹn và chậu.

Chính vì vậy ở nước ta hiện nay để phòng ngừa ung thư dương vật, đối với các trường hợp bị hẹp bao quy đầu cần nong hoặc xẻ bao quy đầu càng sớm càng tốt. Đối với các trường hợp bao quy đầu dài nhưng có thể tuột lên được thì nên tuột bao quy đầu sớm để tiện việc vệ sinh hằng ngày, dễ phát hiện các tổn thương bất thường bên dưới. Bất kỳ tổn thương bất thường nào ở dương vật cần đi khám sớm tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm bảo tồn cơ quan quý này và chữa khỏi hẳn bệnh.

BS HOÀNG THÀNH TRUNG(Khoa ngoại II Bệnh viện Ung bướu TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar