15/09/2016 09:11 GMT+7

​Môi trường và chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”

VÂN TRƯỜNG
VÂN TRƯỜNG

TTO - Rõ ràng là chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” sau sự cố nghiêm trọng của Formosa ở Hà Tĩnh. Ai lạc quan thì tặc lưỡi, thôi thế cũng được, còn hơn bò cứ mất mà chẳng lo làm chuồng.

Toàn cảnh Nhà máy giấy và Nhà máy nhiệt điện Lee & Man - Ảnh: TIẾN TRÌNH - VÂN TRƯỜNG

Trong quá trình thanh tra Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang, Bộ Tài nguyên và môi trường đã đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe: Phải đầu tư thêm nhiều hạng mục xử lý nước thải; chỉ khi nào bộ thẩm tra, cho phép thì mới được chạy thử; 

Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tất cả các công đoạn sản xuất và xử lý nước thải, rồi ngay cả khi được phép hoạt động mà lén lút xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.

Một thành viên đoàn thanh tra kể rằng hành trang họ mang vào Hậu Giang làm việc với Lee & Man là bài học cay đắng từ vụ Formosa Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó là sự tồn vong của con sông Hậu với triệu triệu người sống cạnh nó. Đương nhiên là có cả hệ thống luật pháp VN.

Nhờ vậy mà đoàn đã thắng trong cuộc đấu căng thẳng với những nhà quản lý có máu mặt của một tập đoàn sản xuất giấy hàng đầu thế giới như họ tự nhận. Nguy cơ “bức tử” sông Hậu tạm thời được ngăn chặn.

Bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào khi đặt vấn đề đầu tư vào VN đều muốn được cấp phép nhanh nhất.

Muốn vậy, họ sẽ chìa ra một chiếc bánh được phủ đầy mật: đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất, giải quyết nhiều việc làm với thu nhập cao, nộp ngân sách nhiều tiền.

Nếu là những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm thì họ sẽ hứa hẹn xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật VN.

Thậm chí họ còn “sáng tác” ra những bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rất hay, toàn lý thuyết suông.

Một chuyên gia đầu ngành có mặt trong nhiều hội đồng thẩm định ĐTM nói rằng ông gặp khá nhiều bản ĐTM giống như “rau ăn kèm”, tức là chỉ làm chiếu lệ, đối phó. Đơn giản bởi đây là một trong số các thủ tục bắt buộc phải có nhưng lại không hề quan trọng!

Mới đây, ông Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia môi trường) trần ai mới xin được một chồng ĐTM của các dự án nhà máy điện than, nhà máy giấy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Khi tới các nhà máy này để đối chiếu, ông mới giật mình khi phát hiện rất nhiều thông tin, số liệu trong ĐTM không có trong thực tế. Đó là chưa kể nhiều số liệu hoàn toàn không có căn cứ khoa học, không được thẩm định.

Các ĐTM này đều được phê duyệt và cất kỹ trong ngăn kéo. Sau khi phê duyệt cũng không có ai theo dõi, kiểm tra, giám sát xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ cam kết ghi trong ĐTM hay không.

Hiện trạng nhà máy giấy và hệ thống xử lý nước thải của Lee & Man hiện nay khác xa những gì thể hiện trong ĐTM được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt năm 2008. Khi vụ Formosa lùm xùm thì công ty này mới thuê tư vấn làm lại, đến nay cũng chưa xong.

Rõ ràng là chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” sau sự cố nghiêm trọng của Formosa ở Hà Tĩnh. Ai lạc quan thì tặc lưỡi, thôi thế cũng được, còn hơn bò cứ mất mà chẳng lo làm chuồng.

Nhưng ai hay tiếc nuối thì cũng tặc lưỡi, giá như chính quyền tỉnh Hà Tĩnh hay Bộ Tài nguyên và môi trường giám sát chặt chẽ và có thái độ nghiêm khắc với Formosa ngay từ đầu thì có lẽ người dân vùng ven biển miền Trung không phải khốn khổ như bây giờ.

VÂN TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar