02/11/2023 18:20 GMT+7

'Mỗi tỉnh không nên có sàn giao dịch công nghệ hoạt động rời rạc'

Theo chuyên gia, các sàn giao dịch công nghệ của các địa phương cần có sự kết nối và phải tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) - cho rằng chỉ nên có một hoặc một số sàn giao dịch công nghệ chính - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) - cho rằng chỉ nên có một hoặc một số sàn giao dịch công nghệ chính - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngày 2-11, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý đề án "Kết nối các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại TP.HCM với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ".

Dự kiến đề án sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2023.

Ông Phan Quốc Tuấn - phó trưởng phòng quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - cho biết theo thống kê, hiện cả nước đang có khoảng 20 sàn giao dịch công nghệ trực tiếp và trực tuyến.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu có các mô hình sàn giao dịch công nghệ. Các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh đã phối hợp với TP.HCM thành lập các sàn giao dịch trực tuyến liên kết.

Theo ông Tuấn, trong dự thảo đề án, trước mắt từ nay đến năm 2028 sẽ tập trung nâng cấp sàn giao dịch công nghệ TP.HCM làm đầu mối trung tâm kết nối cho các sàn vùng Đông Nam Bộ. 

Sàn giao dịch sẽ được đa dạng thông tin sản phẩm, giải pháp công nghệ và gia tăng các hoạt động liên kết giữa bên bán và bên mua.

Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM trên nền tảng trực tuyến - Ảnh chụp màn hình

Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM trên nền tảng trực tuyến - Ảnh chụp màn hình

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) - cho rằng việc kết hợp các sàn giao dịch công nghệ giữa các địa phương là điều nên làm. 

Mỗi tỉnh thành không nên có một sàn giao dịch công nghệ riêng hoạt động rời rạc. Bởi theo ông, nhìn chung các điều kiện và nhu cầu công nghệ trong một vùng sẽ có sự tương đồng. Sàn giao dịch chính nên được TP.HCM hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ lập ra.

Ông Tuấn nhìn nhận cái khó của các sàn giao dịch công nghệ ở Việt Nam đến nay vẫn là đầu ra. Các sản phẩm khoa học, công nghệ trên sàn đang khó tìm được bên mua. 

Một nguyên nhân là các sàn trực tuyến hiện đưa công nghệ chưa có một chiến lược ưu tiên. Theo ông, trước mắt có thể dồn sức cho các công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giải pháp môi trường do nhu cầu lớn và dễ chuyển giao.

Doanh nghiệp muốn sản phẩm trên sàn giao dịch công nghệ được đảm bảo

Bà Nguyễn Thị Kim Quyên - giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh - nhận định sau một năm vận hành Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến Tây Ninh, nhiều doanh nghiệp đánh giá khá tích cực về những công nghệ được giới thiệu. Tuy nhiên họ lại băn khoăn không dám mua.

Bà Quyên giải thích nhiều doanh nghiệp mong muốn có một sự đảm bảo về các sản phẩm công nghệ được giới thiệu trên sàn. Thậm chí có doanh nghiệp còn đặt vấn đề Sở Khoa học và Công nghệ có thể là bên đồng cam kết về chất lượng công nghệ khi họ mua các sản phẩm này hay không?

"Doanh nghiệp không thể nay bỏ 1 tỉ để cập nhật công nghệ, mai lại bỏ tiếp 2 tỉ. Họ cần một sự đảm bảo", bà Quyên nói.

Sàn giao dịch công nghệ cần được Nhà nước đảm bảo

Một trong những đắn đo của doanh nghiệp khi tiếp cận những sàn giao dịch công nghệ là liệu những công nghệ ấy có được đảm bảo hay không?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

30 năm LG đồng hành cùng gia đình Việt

Từ những thiết bị điện tử, gia dụng quen thuộc trong không gian sống, LG đã trở thành người bạn trong cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc của nhiều gia đình Việt.

30 năm LG đồng hành cùng gia đình Việt

Doanh nghiệp sập bẫy đơn hàng ảo, bị giả mạo tuyển dụng

Chưa kịp vui vì được hợp tác với 'khách hàng lớn', nhiều chủ doanh nghiệp tá hỏa khi phát hiện bị rơi vào bẫy lừa, thiệt hại nặng về kinh tế.

Doanh nghiệp sập bẫy đơn hàng ảo, bị giả mạo tuyển dụng

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam?

Theo chuyên gia công nghệ, Google cần có thời gian để cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam.

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam?

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ có chính sách đãi ngộ cạnh tranh với các nước để thu hút nhân tài.

Nhân tài công nghệ số làm việc ở Việt Nam sẽ có lương cao theo mức thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar