10/03/2025 13:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Dù có hàng ngàn bể chứa trên các cánh đồng Đắk Lắk, Đắk Nông, rác thải thuốc bảo vệ thực vật vẫn bị vứt bừa bãi, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 1.

Bể chứa rác thải trên cánh đồng Đắk Rền (xã Nâm N'Đir, huyện Krông Nô, Đắk Nông) - Ảnh: THẾ THẾ

Ngày 10-3, trên cánh đồng Đắk Rền (xã Nâm N'Đir, huyện Krông Nô, Đắk Nông), bà Nguyễn Thị Vân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa.

Rác thải thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đồng ruộng

Theo bà Vân, trước đây người dân thường vứt rác bừa bãi. "Từ khi có bể chứa bê tông tròn do thanh niên trong xã lắp đặt dọc đường, người dân đã có ý thức hơn", bà Vân nói.

Tuy nhiên khi bể chứa đầy, một số hộ dân vẫn đốt rác tại chỗ, gây ô nhiễm môi trường. Tại huyện Cư Jút (Đắk Nông), chính quyền lắp đặt bể chứa từ năm 2020 tại nhiều xã như Trúc Sơn, Cư K'nia, Đắk D'rông… nhưng rác thải vẫn bị vứt bừa bãi.

Tại Đắk Lắk, tình trạng này cũng đáng báo động. Ở phường Khánh Xuân, xã Hòa Khánh (TP Buôn Ma Thuột), vỏ chai thuốc sâu, diệt cỏ bị vứt tràn lan, gây ô nhiễm nguồn nước. 

Nói về tình trạng trên, ông Trần Quốc Á - phó chủ tịch UBND phường Khánh Xuân - nêu lý do là địa phương hạn chế kinh phí, đồng ruộng chưa có bể chứa. Dự kiến tháng 6-2025, bể chứa rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật ở phường sẽ hoàn thành, góp phần giảm ô nhiễm.

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 2.

Chai, bao bì thuốc trừ sâu vứt lại trên đồng ruộng - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 3.

Người dân còn súc rửa bình thuốc trừ sâu trên dòng nước - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Thêm ý thức quan trọng như thêm bể chứa

Theo lãnh đạo địa phương và ngành nông nghiệp, dù đã có quy trình xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật, nhưng việc thực hiện gặp khó khăn do thiếu kinh phí và ý thức người dân chưa cao.

Ông Trần Quốc Á cho rằng cần có sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể để thay đổi nhận thức người dân. "Chúng tôi sẽ đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức trực quan, có tính lan tỏa", ông Á nói.

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 4.

Rác thải sinh hoạt, rác thuốc bảo vệ thực vật bị đốt ngay tại chỗ vì chưa có nơi tiêu hủy - Ảnh: THẾ THẾ

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông cho biết sở đã tổ chức các khóa tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng", và hướng dẫn thu gom vỏ chai, bao bì thuốc. Sở cũng đề nghị xây dựng thêm bể chứa đạt tiêu chuẩn.

Ông Nguyễn Hắc Hiển - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk - thông tin trong năm 2024, đơn vị phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và xử lý bao bì sau sử dụng để giảm ô nhiễm môi trường.

"Tuy nhiên nhiều địa phương chưa có bể chứa, người dân vẫn vứt bừa bãi ngoài đồng hoặc lẫn vào rác sinh hoạt. Việc thu gom không thường xuyên, bể chứa không có nắp đậy… gây ô nhiễm nghiêm trọng", vị này nói.

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 5.

Rác thải thuốc bảo vệ thực vật vẫn la liệt trên cánh đồng thuộc xã Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Chưa có nơi tiêu hủy rác thải đúng chuẩn

Theo thống kê, mỗi năm Đắk Nông sử dụng khoảng 2,6 triệu tấn phân bón và 500 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Toàn tỉnh có 230 bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật, gồm 94 bể không đáy, 106 bể có đáy và nắp, 30 bể có đáy. Tuy nhiên 22 bể đã hư hỏng, không thể sử dụng.

Năm 2024, Đắk Nông thu gom khoảng 3,8 tấn rác thải thuốc bảo vệ thực vật, trong đó huyện Cư Jút thu gom hơn 2,34 tấn, huyện Krông Nô gần 1,22 tấn, huyện Đắk Mil 0,24 tấn.

Mối nguy từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh 6.

Nơi có bể chứa như tại xã Nâm N'Đir, Krông Nô (Đắk Nông) lại không có nắp, bị tràn và rác thải rơi vãi ra ngoài - Ảnh: THẾ THẾ

Tại Đắk Lắk, mỗi năm nông dân sử dụng khoảng 1.700 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 30% là thuốc sinh học, cùng 1,2 triệu tấn phân bón (60% là phân vô cơ). Toàn tỉnh có 1.361 bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật, tăng 217 bể so với năm 2023.

Từ năm 2024 đến đầu năm 2025, Đắk Lắk đã thu gom 1,4 tấn rác thải thuốc bảo vệ thực vật, riêng huyện Krông Ana thu gom hơn 1 tấn. Tỉnh đã thuê đơn vị xử lý với kinh phí hơn 700 triệu đồng.

Hiện cả 2 tỉnh đều chưa có cơ sở tiêu hủy rác thải thuốc bảo vệ thực vật đạt chuẩn, phải thuê đơn vị tư nhân hoặc vận chuyển đi tỉnh khác xử lý.

Phát triển cà phê chưa bền vững, tìm giải pháp canh tác thông minh cho nông dân

Khí hậu ngày càng phức tạp, gây mất mùa nên nông dân cần thay đổi phương thức cũ bằng việc trồng cà phê thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Biển báo giao thông: Đừng đánh đố tài xế

Tài xế lái xe qua một số tuyến quốc lộ ở khu vực Bình Thuận cũ (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng) thường cảm thấy bất an, bức xúc vì các biển báo tốc độ và cấm vượt thay đổi rất đột ngột, có mật độ rất dày. Biển báo chưa thực sự hợp lý có thể gây mất an toàn.

Biển báo giao thông: Đừng đánh đố tài xế

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Việc ban hành bảng giá đất mới khiến một số hộ dân khi chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở để cho con xây nhà ở Nghệ An chịu mức thuế lớn.

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Khơi miệng cống ở bãi biển Nhơn Lý khiến nước thải đen ngòm, hôi thối tràn ra biển, khiến người dân và du khách hoảng sợ.

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thông tin việc doanh nghiệp đổ đất lấp một đoạn sông Quán Trường tại phường Nam Nha Trang.

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Nhiều hộ gia đình sống tại các chung cư ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã cơi nới ban công thành 'chuồng cọp' sắt kiên cố.

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng vỉa hè, lòng đường vẫn bị lấn chiếm, mong chính quyền xử lý dứt điểm, có biện pháp lâu dài.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar