01/12/2018 15:41 GMT+7

Mỗi năm có khoảng 3.500 người Việt chết vì HIV/AIDS

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000-4.000 người tử vong do HIV.

Mỗi năm có khoảng 3.500 người Việt chết vì HIV/AIDS - Ảnh 1.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc lễ míttinh cấp quốc gia hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2018 - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 1-12, tại TP.HCM diễn ra lễ míttinh cấp quốc gia hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống /AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2018 với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp nước ta tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90-90-90.

Trước đó, vào năm 2014, Chính phủ Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 mà Liên Hiệp Quốc phát động trên toàn cầu.

Cụ thể mục tiêu này là: 90% người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virút kiểm soát được số lượng virút ở mức thấp và ổn định.

Mỗi năm có khoảng 3.500 người Việt chết vì HIV/AIDS - Ảnh 2.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ quận 8 treo dải ruybăng đỏ trên cây - một biểu tượng quốc tế của sự ý thức và ủng hộ dành cho những người đang sống với căn bệnh HIV - Ảnh: XUÂN MAI

Bà Tiến cho hay nước ta đã và đang triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV; nhiều mô hình hiệu quả của thế giới được ứng dụng.

Tuy nhiên, số người lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục ngày càng nhiều dẫn đến việc kiểm soát dịch càng trở nên khó khăn hơn.

Song song đó, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy và lây truyền HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi.

Ngoài ra, việc thiếu hụt nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS, trong khi đó độ bao phủ của các dịch vụ dự phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử liên quan đến HIV vẫn còn phổ biến.

HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và 3.000-4.000 người tử vong vì HIV. Vẫn còn ít nhất khoảng 50.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.

Với tình hình này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu và kêu gọi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và người dân, nhất là những người nhiễm HIV và có nguy cơ cao nhiễm HIV, cùng nhau chung tay làm tốt công tác phòng chống HIV/AIDS và tiến tới kết đạt mục tiêu 90-90-90 vào 2020.

TTO - Ước tính cả nước có khoảng 250.000 người nhiễm HIV nhưng có tới 50.000 người không biết hề biết gì về tình trạng nhiễm HIV của mình.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar