24/08/2017 16:04 GMT+7

Mỗi lần cãi nhau vợ đưa lên Facebook, tôi phải làm sao?

NGUYỄN HIỀN
NGUYỄN HIỀN

TTO - Chuyện cãi vã gia đình nào không có. Để gia đình êm ấm, vợ chồng nên 'đóng của dạy nhau'. Tuy nhiên, từ khi có mạng xã hội mọi thứ dường như ngược lại. Dưới đây là nỗi niềm của một người chồng có cô vợ nghiện Facebook.

"Một hôm khi tôi đang ở trên công ty như mọi ngày. Tôi tá hỏa khi nhận được nhiều tin nhắn và điện thoại chia sẻ về việc đơn ly hôn được vợ tôi gởi trên mạng xã hội kèm những lời bình luận loạn xạ.

Nhớ lại cách đây vài ngày, xui xẻo thế nào mà hai vợ chồng cãi nhau một trận nảy lửa. Sự việc cũng chả có gì nghiêm trọng, chỉ là chén bát trong sóng còn khua nhau huống chi là đời sống vợ chồng.

Chỉ khổ là vợ tôi thì không hề nghĩ đơn giản như vậy!

Sau vụ cãi nhau, tôi cũng đã xin lỗi vợ. Tất nhiên là tôi nghĩ mình đã được tha thứ, chỉ là sự cố ngoài ý muốn. Tôi cũng thừa biết là vợ không hứng thú gì, thậm chí còn ngán ngẩm cho dù được chồng làm lành trước. Tôi cũng tự hứa với lòng mình là sẽ không để sự cố ngoài ý muốn như vậy một lần nữa xảy ra trong tương lai.

Vậy mà không ngờ hệ lụy của nó không dừng lại mà còn tác động rất lớn đến đời sống của tôi khi mọi người thoải mái "ném đá" tôi không thương tiếc trên mạng xã hội. Từ chuyện bức xúc cùng vợ tôi thì ít mà thản nhiên dùng tiếng lóng, ngôn ngữ khó nghe bêu xấu ngoại hình, giọng nói, dáng đi, cách ăn mặc, suy diễn về đời tư… của tôi thì nhiều.

Thậm chí còn đặt ra nhiều nick name, hình ảnh khả ố cho tôi và nhiều đức ông chồng khác. Rồi từ chuyện của đức ông chồng này, bình luận phản cảm, ác ý đến nhiều ông chồng khác… Đã vậy bên dưới mỗi bình luận không nghiêm túc còn nhận được hàng trăm người like cổ động.

Thật lòng thì tôi cũng là một người chồng tệ khi đến lúc này mới biết vợ mình nghiện Facebook. Tôi cứ tưởng trò chơi Facebook chỉ dành cho mấy cô cậu học sinh, sinh viên nhiều thời gian rảnh rỗi muốn kết giao bạn bè chứ vợ mình bận rộn suốt ngày với bao nhiêu việc cơ quan rồi đến việc nhà thì lấy đâu ra thời gian. Tôi bắt đầu biết đến trang Facebook của vợ từ hôm đó.

Lời lẽ trên Facebook thật khác xa với người vợ mà tôi đã từng chung sống bao nhiêu năm qua. Một người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, đa sầu đa cảm, rất nhiều nỗi niềm riêng, thích quan trọng hóa mọi việc.

Càng đọc, càng ngẫm nghĩ tôi càng bất ngờ, lúng túng, phải đứng dậy đi vòng vòng kẻo cái đầu nó nổ mất. Vậy mà lâu nay tôi cứ nghĩ cuộc hôn nhân của mình không có gì đáng để lên tiếng. Mọi ngày, mọi thứ vẫn êm đẹp trôi qua nhanh kia mà.

Tôi cứ tưởng những người đàn ông bay bướm bên ngoài, về nhà sinh sự với vợ con thì gia đình đó mới đáng báo động. Hằng ngày vợ vẫn đi làm cơ quan bình thường, chu đáo việc nhà, chẳng có biểu hiện gì là có nhiều tâm sự giãi bày như người vợ trên Facebook kia.

Vậy cái người vợ rắc rối trên Facebook kia và người vợ thật ngoài đời chẳng lẽ là hai con người hoàn toàn khác nhau. Nếu đúng là một người thì lâu nay vợ chỉ giả vờ hạnh phúc, vợ đâu có làm nghề diễn viên giỏi đóng kịch đến thế.

Hay vợ nghiện Facebook như nhiều trường hợp tôi đã từng được đọc trên báo, cần nổi tiếng trên mạng xã hội để câu nhiều người like. Hay vợ chỉ muốn giải tỏa tâm lý stress sau giờ làm việc căng thẳng chứ không hề có ý ly hôn người chồng đầu ấp tay gối của mình…

Thế nhưng những lời lẽ của vợ trên Facebook cứ khiến trái tim tôi như bị bóp nghẹn. Tôi bị khủng hoảng trầm trọng, sốc, suy sụp, bối rối, bất an. Phải mất một thời gian khá dài tôi mới có thể bình tĩnh xuất hiện trước mặt mọi người bởi vì theo tôi, vợ và đám bạn trên mạng chỉ nói cho sướng cái miệng mà không nghĩ đến nhiều hệ lụy đáng tiếc sẽ xảy ra.

Mọi người nông nổi  không hiểu được những hậu quả nghiêm trọng của thế giới mạng nên gây ra nhiều chuyện rắc rối đáng tiếc. Tôi cũng tự xét thấy mình vô tâm, không để ý đến nhu cầu tinh thần của vợ, mà cũng nhờ Facebook tôi mới có cơ hội hiểu vợ nhiều hơn.

Để dung hòa cuộc sống ảo và thật này, tôi nghĩ vợ chồng cần phối hợp với nhau để chia sẻ cho nhau hiểu thế giới mạng là con dao hai lưỡi, nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ gây hậu quả khó lường cho chính bản thân mình, gia đình mình và nhiều người xung quanh…

Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có ý kiến gì về điều này? Làm sao dung hòa cuộc sống giữa thật và "ảo" trên Facebook? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc gửi qua email: [email protected]. Cảm ơn bạn!
NGUYỄN HIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Sống ở thành phố mà lại phải ngủ lại công ty, ngủ nhờ nhà bạn hay đồng nghiệp, chỉ vì trời mưa.

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Sau vụ việc hàng loạt bột ngọt, hạt nêm giả bị cơ quan công an triệt phá, nhiều gia đình băn khoăn làm sao để nấu ăn mà không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon.

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Báo Tuổi Trẻ tiếp tục được đón nhận nhiều tấm lòng của bạn đọc hướng về người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất.

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất

Danh sách đóng góp hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar tiếp tục dài hơn với nhiều câu chuyện cảm động.

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar