16/04/2025 17:01 GMT+7

Mới 'hóng' hàng xóm bàn tán, hai người phụ nữ đã tung tin bắt cóc trẻ em lên mạng

Thấy hàng xóm tụ tập, bàn tán về một người đàn ông lạ mặt xuất hiện ở địa phương, hai người phụ nữ Nghệ An tung tin lên mạng có người tới bắt cóc trẻ em.

Mới 'hóng' hàng xóm bàn tán, hai người phụ nữ đã tung tin bắt cóc trẻ em lên mạng - Ảnh 1.

Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an Nghệ An đọc quyết định xử phạt hành chính đối với hai người đăng thông tin bắt cóc bịa đặt - Ảnh: HUYỀN THƯƠNG

Chiều 16-4, thông tin từ Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị này đã ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với hai người phụ nữ về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Đây là hai người đăng tải nội dung sai sự thật về chuyện bắt cóc trẻ em trên Facebook gây hoang mang dư luận.

Trước đó, tối 7-4 qua theo dõi Phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An phát hiện tài khoản Facebook N.H. (T.A.Q.) đăng tải bài viết phản ánh hiện tượng bắt cóc trẻ em xảy ra trên địa bàn xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu.

Người này chia sẻ nội dung: "Bắt cóc đã xuất hiện trục đàng nhà em luôn nha mọi người, có con em cẩn thận đừng để chơi hay đi chắc một mình, hắn ọt luôn đó".

Cùng thời điểm này, tài khoản Facebook N.T. cũng phát trực tiếp sự việc với nội dung tương tự.

Các bài viết mà hai tài khoản mạng xã hội này đăng tải thu hút nhiều lượt tương tác. Trong đó đoạn phát trực tiếp của tài khoản N.T. nhận được gần 500 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận thể hiện sự hoang mang, tò mò về thông tin này.

Qua xác minh, bà N.T.T. (53 tuổi, chủ tài khoản Facebook N.T.) và bà N.T.H. (31 tuổi, chủ tài khoản N.H. (T.A.Q), cả hai đều ngụ tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Lực lượng công an xác định, thông tin bắt cóc là sai sự thật, không có căn cứ.

Tại cơ quan công an, bà T. và bà H. cho biết tối 7-4, thấy một số người trong xóm tụ tập, bàn tán về việc một người đàn ông lạ mặt, biểu hiện bất thường xuất hiện tại địa phương.

Mặc dù chưa kiểm chứng thông tin nhưng cả hai người phụ nữ này đã dùng điện thoại phát trực tiếp, đăng tải thông tin cho rằng trên địa bàn xuất hiện người bắt cóc trẻ em.

Hai người này thừa nhận không trực tiếp chứng kiến sự việc mà chỉ nghe mọi người đồn đoán, nghi ngờ.

Công an Nghệ An khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không đăng tải, chia sẻ các thông tin không chính thống, chưa kiểm chứng.

2 người bị công an mời làm việc vì đăng tin thất thiệt bắt cóc trẻ em

Hai người dân ở Quảng Nam đã bị công an mời làm việc, vì đăng tải thông tin sai sự thật bắt cóc trẻ em trên mạng xã hội Facebook.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Thông tin thiếu tá Võ Thành Phương, phó trưởng Công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi, giấu xe gần 6 tháng gây xôn xao.

Phó trưởng công an phường ở Quảng Ngãi có 'giấu xe' của người dân hơn 6 tháng?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar