02/12/2021 16:51 GMT+7

Moderna thua kiện bằng sáng chế, đối mặt thêm vụ kiện về vắc xin COVID-19

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Ngày 1-12, một tòa phúc thẩm ở Mỹ đã bác bỏ đề nghị của Moderna về việc vô hiệu hóa hai bằng sáng chế quan trọng của Arbutus, liên quan đến sáng chế các loại vắc xin.

Moderna thua kiện bằng sáng chế, đối mặt thêm vụ kiện về vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Vắc xin COVID-19 của Moderna - Ảnh: REUTERS

Đầu năm 2018, Công ty dược phẩm sinh học Arbutus Biopharma Corp. (ABUS.O) được Văn phòng cấp bằng sáng chế liên bang cấp 2 bằng sáng chế quan trọng, mang số hiệu No. 8.058.069 và 9.364.435, theo Hãng tin Reuters.

Cả hai bằng sáng chế đều liên quan đến các hạt nano lipid (LNP). Đây là những hạt chất béo nhỏ giúp bảo vệ vật chất di truyền, khi nó di chuyển trong cơ thể để đi vào các tế bào cụ thể nhằm phân phối thuốc. 

Công nghệ này rất hữu ích trong việc phát triển các loại vắc xin dựa trên mRNA (loại vắc xin sử dụng bản sao của phân tử gọi là RNA thông tin để tạo ra phản ứng miễn dịch), nhằm chống lại các căn bệnh khác trong tương lai.

Để ngăn ngừa hậu họa, ngay từ năm 2018, Moderna đã kiện 2 bằng sáng chế trên trước Hội đồng kháng nghị và thử nghiệm bằng sáng chế Mỹ, một bộ phận của Văn phòng cấp bằng sáng chế liên bang.

Hội đồng này đã đồng ý với Moderna rằng có một số nội dung trong bằng sáng chế 9.364.435 không hợp lệ. Tuy nhiên, về cơ bản các phát hiện của Arbutus là chính xác, nên hội đồng vẫn giữ nguyên bằng sáng chế cho Arbutus.

Được biết, Moderna cũng có các bằng sáng chế giống của Arbutus. Tuy nhiên, bằng sáng chế của Moderna bị giới hạn trong các lĩnh vực của một loại virus đường hô hấp được gọi là RSV, cúm A, và các virus do muỗi truyền Chikungunya và Zika.

Tòa án phúc thẩm ngày 1-12 cũng đồng quan điểm với Hội đồng kháng nghị và thử nghiệm bằng sáng chế Mỹ. Tòa cho biết Moderna không có tư cách để kháng cáo phán quyết về một bằng sáng chế, vì lúc đó Moderna chưa phát triển vắc xin COVID-19. Cho đến khi Moderna nộp đơn kháng cáo, đại dịch vẫn chưa bắt đầu.

Điều mà Moderna lo sợ đã diễn ra: Trong việc sáng chế vắc xin COVID-19 của cả Moderna và Pfizer-BioNTech đều sử dụng hạt LNP. Công nghệ mRNA, vật liệu di truyền trung tâm của vắc xin COVID-19, cần các hạt nano lipid làm lớp vỏ bảo vệ.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Moderna cho biết: "Moderna là công ty tiên phong về vắc xin dựa trên mRNA và chúng tôi đã phát triển công nghệ LNP độc quyền của riêng mình. Công nghệ này cho phép chúng tôi thực hiện sứ mệnh tạo ra một thế hệ thuốc mới cho bệnh nhân".

Các nhà đầu tư cho rằng các bằng sáng chế của Arbutus, hướng đến một hạt nano lipid ổn định hơn, sẽ cho phép Arbutus hưởng tiền bản quyền từ vắc xin dựa trên mRNA của Moderna và Pfizer.

Cổ phiếu Arbutus tăng gần gấp đôi sau phán quyết của tòa án, lên mức 6,25 USD (tăng 95%). Cổ phiếu của Moderna đã giảm hơn 10% ở mức 316,43 USD.

Tháng 11, Công ty Moderna dự báo doanh thu năm 2021 khoảng 15 - 18 tỉ USD, doanh thu năm 2022 dự kiến khoảng 17 - 22 tỉ USD, chỉ riêng cho vắc xin COVID-19.

Moderna cũng đang vướng vào một cuộc xung đột bằng sáng chế kéo dài nhiều tháng về vắc xin COVID-19 với Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).

Moderna đã cảnh báo về một "nguy cơ đáng kể" rằng Arbutus có thể viện dẫn bằng sáng chế 8.058.069 để mở đầu một vụ kiện nhắm vào vắc xin COVID-19 của họ.

Tài liệu của tòa án hôm 1-12 cho biết ông Shaun Ryan, phó chủ tịch cấp cao của Moderna, trước đó đã hướng sự chú ý của tòa án đến một loạt tuyên bố công khai của Arbutus "liên quan đến phạm vi bảo hiểm bằng sáng chế của họ đối với hầu như tất cả các vắc xin sử dụng hệ thống phân phối hạt nano lipid (LNP)".

Tranh chấp bản quyền vắc xin COVID-19 của Moderna

TTO - Công ty Moderna và Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đang tranh chấp gay gắt về việc ai xứng đáng được ghi công vì đã phát minh ra công thức chế tạo vắc xin ngừa COVID-19 đang lưu hành trên thế giới.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar