18/03/2022 14:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mô hình trung lập Thụy Điển, Áo có phù hợp với Ukraine?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Nếu thông qua quy chế trung lập tương tự Thụy Điển hoặc Áo, điều đó đồng nghĩa Ukraine có thể trở thành thành viên của Liên minh châu Âu nhưng không gia nhập liên minh quân sự NATO.

Mô hình trung lập Thụy Điển, Áo có phù hợp với Ukraine? - Ảnh 1.

Quốc kỳ Ukraine phía trước một trường học bị hư hại sau pháo kích ở TP Kharkov, Ukraine - Ảnh: REUTERS

Hôm 16-3, Nga nói rằng Ukraine có thể chọn trở thành một quốc gia không liên kết hoặc trung lập như Thụy Điển, Áo. Lời gợi ý được Nga đưa ra trong bối cảnh nước này tìm cách thỏa hiệp với Ukraine để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 3 tuần qua.

Cũng trong hôm 16-3, Ukraine đã bác bỏ đề xuất thông qua quy chế trung lập tương tự Thụy Điển hoặc Áo. "Ukraine hiện trong tình trạng chiến tranh trực tiếp với Nga. Do đó mô hình này chỉ có thể là mô hình của Ukraine khi chúng tôi nhận được các đảm bảo an ninh về mặt pháp lý" - ông Mikhailo Podolyak, nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine, nhấn mạnh. 

Thụy Điển và Áo đều là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhưng lại không phải là thành viên của liên minh quân sự NATO. Trước đây, Ukraine (quốc gia giáp phía tây Nga) cho biết Kiev muốn gia nhập cả EU và NATO - lập trường được cho là một trong những nguyên nhân khiến Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào hôm 24-2.

Theo Hãng tin Reuters, Thụy Điển trung lập trong Thế chiến 2 và là một phần của phong trào không liên kết trong Chiến tranh lạnh, mặc dù nước này đã bí mật hợp tác với Mỹ trong việc cung cấp thông tin nhạy cảm về Liên Xô.

Nhưng Thụy Điển từ bỏ chính sách trung lập chính thức khi gia nhập EU vào năm 1995 và thay thế bằng chính sách không liên kết quân sự.

Thụy Điển đã tăng cường quan hệ với NATO trong những năm gần đây và thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự. Tuy nhiên, gần đây Thủ tướng Magdalena Andersson đã từ chối lời kêu gọi gia nhập NATO vì cho rằng việc nước này gia nhập sẽ gây mất ổn định cho an ninh của châu Âu.

Không có quốc gia nào có quan hệ với Thụy Điển chính thức cam kết chiến đấu cùng với Thụy Điển nếu nước này bị xâm lược hay tấn công quân sự. 

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Thụy Điển cho biết nước này có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP càng sớm càng tốt.

Với Áo, Matxcơva coi sự trung lập của Áo (xây dựng theo mô hình của Thụy Sĩ) là một điều kiện độc lập của nước này, khi Áo bị chiếm đóng bởi 4 lực lượng đồng minh sau khi Thế chiến 2 kết thúc.

Áo đã trở thành vùng đệm giữa phía đông và tây châu Âu, nhưng các quốc gia xung quanh nước này giờ đây đều là các thành viên NATO, ngoại trừ Thụy Sĩ và Liechtenstein.

Áo có quân đội tương đối nhỏ và là đối tác của NATO. Chi tiêu quốc phòng của nước này chỉ là 0,6% GDP vào năm 2020, mức thấp thứ hai trong EU sau Malta và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của EU là 1,3%. Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã đề nghị tăng lên ít nhất 1% GDP.

Áo thường không cho phép các cường quốc sử dụng hoặc đi qua lãnh thổ của nước này trừ khi họ đang hành động theo sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Theo báo Hindustan Times (Ấn Độ), các chuyên gia cho rằng việc thông qua quy chế trung lập là một cách để Ukraine sớm chấm dứt xung đột hiện nay.

Quy chế trung lập được diễn giải khác nhau tùy mỗi nước

Theo luật quốc tế, trung lập đề cập tới việc một quốc gia sẽ không can thiệp vào xung đột quân sự của các nước khác. Điều này bao gồm cả việc không gia nhập các liên minh quân sự như NATO hay Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).

Theo báo Hindustan Times, những nước trung lập như trên có thể kể đến Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ireland, Phần Lan và Áo. Tuy nhiên, quy chế trung lập cũng được diễn giải khác nhau tùy theo mỗi nước. Ví dụ, Costa Rica cũng là một quốc gia trung lập nhưng nước này đã phi quân sự hóa, còn Thụy Sĩ lại có quy chế "trung lập có vũ trang" và không triển khai lực lượng ở nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ mời tổng thống Nga, Ukraine cùng tới nước này hòa giải

TTO - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục nhắc lại lời mời người đồng cấp Nga và Ukraine cùng đến nước này, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17-3. Quốc gia này có quan hệ tốt với cả Ukraine lẫn Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar