21/11/2016 09:23 GMT+7

Mồ côi khổ lắm ai ơi...

THÁI THỊNH
THÁI THỊNH

TTO -  Mẹ bỏ đi khi người anh chưa đầy 2 tuổi, đứa em vừa tròn 9 tháng. Hai anh em cứ thế lớn lên mà thiếu vắng tình thương của mẹ.

Từ ngày cha mất, một mình Hải phải làm 3 sào ruộng, 6 sào cà phê để nuôi em - Ảnh: THÁI THỊNH

Những ngày đầu năm 2016 cha cũng mất vì căn bệnh ung thư, ấy là ngày mà hai anh em chợt nhận ra mình là trẻ mồ côi bơ vơ giữa đời. Đó là hoàn cảnh thương tâm của hai anh em Hồ Ngọc Hải (16 tuổi) và Hồ Ngọc Phi (13 tuổi), thôn 7, xã Cư M’Gar (huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk).

Thiếu hơi ấm của mẹ

Một buổi trưa hè nắng cháy, trên cánh đồng lúa vàng rực vào vụ gặt, Hải đang oằn mình dang hai tay vác bì lúa nặng trĩu trên vai để đưa về nhà cách đó gần 2km.

Anh Nguyễn Đình Năng, một người dân trong thôn, nhìn Hải xót xa nói: “Từ ngày cha mất, một mình nó phải làm 3 sào ruộng, 6 sào cà phê để nuôi em. Học được một năm, vì không có tiền đóng học phí nên thằng Phi (em Hải) cũng chỉ học đến lớp 6 rồi nghỉ đi làm thuê cho một người họ hàng xa mãi tận huyện Buôn Đôn”.

“Với điều kiện trường lớp còn khó khăn, học sinh hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó nên việc tìm ra nguồn kinh phí hỗ trợ là rất gian nan. Trường đã đưa hoàn cảnh của anh em Hải lên xã, hi vọng thời gian sắp tới sẽ tìm biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em trở lại trường

Thầy Nguyễn Văn Hiền

Dẫn chúng tôi vào căn nhà ọp ẹp đóng bằng những tấm gỗ cũ kỹ, lỉnh kỉnh đồ đạc bám đầy bụi do lâu ngày thiếu bàn tay lau chùi, sau đó hớt hải chạy qua nhà hàng xóm mượn mấy chiếc cốc về rót nước mời khách, Hải tâm sự cho đến tận bây giờ trong ký ức của hai anh em không có hình ảnh về mẹ.

“Khi mẹ bỏ đi chúng tôi còn quá nhỏ, thằng Phi vừa tròn 9 tháng không có sữa bú khóc ré lên. Mỗi lần như thế cha lại ôm Phi chạy khắp xóm xin sữa bú nhờ” - Hải kể.

Để dành cơ hội cho đứa em được tới trường, Hải phải bỏ học từ năm lớp 8 theo cha lên rẫy làm cà phê, vào rừng bẻ măng đem bán. Ông Hồ Văn Tưởng (cha của Hải) có lúc chán ngán cảnh gà trống nuôi con đã sinh ra rượu chè, bán rẫy để đổ hết vào bài bạc.

Và trong một lần say rượu đã đánh và đuổi Hải ra khỏi nhà: “Vì tức cha, tôi bỏ qua nhà người bạn sống được ba tháng, sau đó qua huyện Buôn Đôn đi chăm cà, hái ớt thuê. Nhiều lần cha tới tìm, bảo về nhưng tôi cương quyết không và định rằng sẽ không bao giờ trở về căn nhà đó nữa” - Hải kể.

Ngày nghe tin cha mất, Hải đang hái ớt thuê ở huyện Buôn Đôn. Lúc chạy về thì đã thấy người ta phủ một tấm vải trắng lên người cha, đứa em trai đang cầm chặt lấy tay cha khóc nức nở.

Hải đứng chết lặng trước cửa nhà, người bác ruột đẩy vào: “Nhanh đi Hải, vào nhìn cha lần cuối đi con, trước khi mất ông ấy nhắc tới mày nhiều lắm đó”. Hải chạy nhào đến, quỳ bệt dưới đất. Hối hận vì đã bỏ nhà đi, Hải ôm lấy cha mà khóc đến lịm.

Bà con chòm xóm kể từ ngày mẹ Hải bỏ đi, nó sống khép kín, không bạn bè, cứ thui thủi một mình. Bị đánh hay tai nạn đau đến cỡ nào Hải chưa bao giờ khóc một tiếng.

Ngày ông Tưởng mất cũng là lần đầu tiên họ thấy Hải khóc. Số tiền 20 triệu đồng dành dụm từ việc đi làm thuê suốt tám tháng, Hải dành hết để lo mai táng cho cha.

Nhường cho em giấc mơ đến trường

Sau ngày cha mất, Hải trở thành lao động chính trong nhà, thay cha làm ruộng, chăm rẫy cà phê nuôi em. Rồi con đường tới trường của Phi cũng đứt đoạn khi hai anh em làm chẳng đủ ăn, không có tiền đóng học phí nên đành bỏ học.

Trong căn nhà của Hải có hai chiếc giường gỗ cũ mà chăn màn luôn được gấp tươm tất. Điều đặc biệt là Hải không ngủ ở đó mà chọn cho mình một góc, trải chiếu cói ngủ dưới nền nhà lạnh ngắt.

“Hồi đi làm thuê tôi quen nằm dưới đất rồi nên giờ ngủ trên giường thấy khó ngủ. Với lại đây là hai chiếc giường cha tôi thường nằm, cứ mỗi khi ngủ trên đó tôi lại khóc” - Hải kể.

Thầy Nguyễn Văn Hiền, từng là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 7 của Hải, cho biết Hải là một học sinh ngoan, chăm học nhưng ít nói, khó hòa đồng.

Sau khi nghe tin Hải bỏ học đi làm thuê, thầy cô trong trường nhiều lần vào vận động Hải đi học trở lại. Hải rất muốn đến trường nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép.

“Tôi nghỉ học đã bốn năm nay, nhiều lúc muốn đi học cái nghề nhưng bằng cấp II cũng chưa có. Giờ tôi chỉ mong sao có tiền cho thằng Phi đi học lại để bằng bạn bằng bè, không phải lang bạt như tôi” - Hải từ tốn nói.

Mong ước anh em được đoàn tụ

Nói về những dự định sắp tới, Hải bảo điều mong muốn nhất lúc này là kiếm nhiều tiền để dựng lại căn nhà ấm cúng, đón Phi về ở chung, anh em được đoàn tụ. Bởi căn nhà đang ở đã hư hỏng, mục ruỗng, mỗi khi mưa xuống chỉ biết ngồi co ro một mình nhìn nhà dột tứ phía.

THÁI THỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar