20/12/2015 18:24 GMT+7

​Nhìn ảnh Sài Gòn xưa mà lòng rưng rưng

Q.THI
Q.THI

TTO - Không ít người nhìn những bức ảnh xưa về Sài Gòn mà rưng rưng nước mắt...

Học sinh ăn bò bía trên đường phố Sài Gòn những năm 1950.

Nghệ sĩ nghiếp ảnh Tam Thái - tác giả sách ảnh "150 hình bóng sài Gòn" chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online một số ảnh về Sài Gòn - Gia Định. 

Quyển sách ảnh 150 hình bóng sài Gòn (NXB Trẻ, 2015) là thành quả của 10 năm sưu khảo, biên soạn những bức ảnh Sài Gòn xưa của NSNA Tam Thái, để kể lại câu chuyện vùng đất phồn hoa đô hội từ khi người Pháp đặt chân đến đô hộ, rồi đi qua thời mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông, cho đến tận ngày hôm nay.

Tam Thái kể lại rằng có cụ già từ Đà Lạt xuống Sài Gòn xem triển lãm ảnh, biết tin quyển sách bèn tìm mua. Khi lật từng trang sách, cụ già xúc động, rưng rưng nước mắt. Hay có những người mua luôn 5 - 7 cuốn, không những cho mình mà cho luôn bạn bè, người thân như một món quà san sẻ kỷ niệm vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.

Cùng tìm về ký ức, nghệ sĩ nhiếp ảnh Tam Thái tiếp tục chia sẻ thêm một số bức ảnh Sài Gòn - Gia Định mà anh đã sưu tập và giới thiệu trong sách. 

Đường xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp năm 1910. Người Pháp từng xây tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gò Vấp - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một. Đến thời Ngô Đình Diệm, vì vắng khách nên các tuyến đường sắt ngưng hoạt động. Ga trung tâm của các tuyến đường sắt này nằm ở khu vực chợ Bến Thành ngày nay.
Con đường nối Sài Gòn - Chợ Lớn vào thế kỷ 19, thuở ấy còn rất hoang sơ, nay là đường Nguyễn Trãi.
Một chợ heo khu vực Phú Lâm cuối thế kỷ 19.
Vòng xoay Lăng Cha Cả thập niên 1950. Lăng thờ giám mục người Pháp Bá Đa Lộc, người có công giúp Nguyễn Ánh đánh triều Tây Sơn, nằm trên con đường Sài Gòn đi Cao Miên (đường Cộng Hòa ngày nay). Trước năm 1975, đây là một di tích văn hóa. Nhưng sau năm 1975, lăng bị giải tỏa, hài cốt giám mục Bá Đa Lộc được đưa về Pháp an táng.
Quang cảnh sân bay Tân Sơn Nhất đón chuyến bay cấp cứu vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Việt Nam, năm 1938. Trong một lần săn bắn ở Tây Nguyên, ông bị té gãy chân và được máy bay đưa về Sài Gòn cấp cứu.
Triển lãm mô hình phát triển Thủ Thiêm. Thời Ngô Đình Diệm, nhận thấy nếu phát triển khu trung tâm sẽ phá vỡ kiến trúc cũ thuộc địa, làm đảo lộn đời sống người dân nên chính quyền thời đó định bắc cầu, phát triển khu hành chính mới qua Thủ Thiêm. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên dự án này không thực hiện được. Hiện nay, quy hoạch phát triển Thủ Thiêm là khu hành chính mới đã được thành phố thông qua. Đoạt giải Nhất kiến trúc quy hoạch Thủ Thiêm là một công ty Nhật Bản.
Thuyền chiến của triều Nguyễn trên sông Sài Gòn thế kỷ 18, tranh vẽ của người Pháp. Thời kỳ này, giao thông đường bộ Bắc Nam còn hiểm trở, cho nên giao thông đường thủy là chính. Tư liệu cho thấy cả triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh đều có lực lượng thủy binh hùng mạnh, tiếp thu kỹ thuật đóng thuyền phương Tây. Những trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh trên đầm Thị Nại (Quy Nhơn) đáng được xem là những trận thủy chiến ác liệt nhất của lịch sử. Hằng năm, cứ khi trời trở gió nồm thì thủy binh Nguyễn Ánh từ Gia Định lại dong buồm ra miền Trung đánh quân Tây Sơn, đến khi gió bấc thì lại rút quân về. Dân gian có câu: “Lạy trời cho cả gió nồm/Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”.
Bến Bạch Đằng năm 1956.
Logo Sài Gòn năm 1870. Khi chiếm Sài Gòn, người Pháp đã sáng tác ra logo này. Hình ảnh hai con cọp trong logo thể hiện đây là vùng đất hoang sơ. Nhưng dòng chữ Latinh Paulatim Crescam có nghĩa là : “Cứ từ từ, tôi sẽ phát triển”. Hình ảnh con tàu hơi nước ở giữa logo cho biết đây là vùng đất nhiều kênh rạch. Phía trên có vương miện 5 cánh như thông báo Sài Gòn sẽ giao thương với năm châu bốn biển. Logo Sài Gòn 1870 thể hiện cách nhìn hoang sơ và triển vọng Sài Gòn của người Pháp. Hiện nay, TP.HCM dù đã tổ chức các cuộc thi những vẫn chưa tìm được một logo chính thức cho thành phố hôm nay.

“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng…” - khi xưa nhà vua Tự Đức nhớ thương người vợ mà viết nên câu thơ tha thiết. Vậy với những ai mơ bóng Sài Gòn, lần theo những bức ảnh này để có một hành trình kỷ niệm ngược thời gian chăng?

*Sài Gòn 150 năm qua những ảnh cực quý

Q.THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 6-5, Thủ tướng New Zealand, ông ChristopherLuxon, đã đề xuất lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa từ các nền tảng công nghệ lớn.

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar