02/02/2021 10:31 GMT+7

Miền Bắc có thể có mưa đá trước Tết Nguyên đán

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khoảng ngày 8 và 9-2 (27 và 28 tháng chạp) tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Miền Bắc có thể có mưa đá trước Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Khoảng ngày 8 và 9-2 (27 và 28 tháng chạp) tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to, có khả năng xảy ra mưa đá - Ảnh: P. ANH

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 8 và 9-2 (ngày 27 và 28 tháng chạp) do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với quá trình hội tụ gió ở độ cao khoảng 5.000m, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Tại Bắc Bộ, trời rét. Nhiệt độ cao nhất 18-21 độ C; nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C.

"Mặc dù dông lốc xảy ra trước tết có cường độ không mạnh như năm 2020, cần phải đề phòng có nơi xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh sau một chuỗi ngày liên tục ấm và ẩm. Đặc biệt tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, cần đề phòng có lốc, sét và mưa đá" - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định.

Ông Trần Quang Năng - trưởng phòng dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia) - cho biết nhìn chung tết năm nay ở miền Bắc sẽ ấm, nhiều khả năng có mưa nhỏ, mưa phùn, sương mù vào buổi sáng. 

Ở miền Trung nhiều mây, nhiệt độ thấp hơn các năm trước. 

Ở miền Nam tương tự như các năm. Trên Biển Đông chưa có dấu hiệu xuất hiện của bão, áp thấp nhiệt đới.

Ông Hoàng Phúc Lâm, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết đơn vị này đã có thống kê thời tiết trong hai ngày 30 tháng chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán 30 năm qua để đánh giá xem có phải thời tiết đang có xu thế ấm lên hay không.

Theo đó, kết quả đánh giá cho thấy trong 30 năm có tám năm xảy ra rét hại là các năm 1993, 1995, 1996, 1997, 1998, 2004, 2008 và 2012, với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C. Hai năm xảy ra rét đậm, với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C là các năm 2011 và 2013.

Từ năm 2014 trở lại đây, nhiệt độ trung bình ngày đều trên 15 độ C, trời ấm.

Từ thống kê này, ông Lâm đánh giá Tết Nguyên đán gần đây không còn rét hại nữa. "Ngay trong Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều khả năng không có rét hại", ông Lâm nói.

Tết Tân Sửu ít có khả năng xảy ra mưa đá như Tết Canh Tý

TTO - Dự báo Tết Tân Sửu 2021, miền Bắc nắng ấm mưa nhỏ vào buổi sáng, miền Trung nhiều mây, nhiệt độ thấp hơn các năm trước và miền Nam tương tự các năm khác. Ít có khả năng xảy ra dông, lốc, mưa đá như Tết Canh Tý 2020.

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar