12/12/2012 18:19 GMT+7

Microsoft tiếp tục thu lợi từ Android

PHONG VÂN - THÚY QUỲNH
PHONG VÂN - THÚY QUỲNH

TTO - Hai công ty sản xuất thiết bị dùng Android tại châu Âu đã phải gia nhập hàng ngũ "nộp phí" bản quyền sở hữu trí tuệ Android do Microsoft nắm giữ.

Phóng to
Bằng phát minh công nghệ đang là vũ khí lợi hại thu bộn tiền cho nhiều công ty - Ảnh: Internet

Hai "nạn nhân" mới buộc phải nộp phí gồm EINS SE, chuyên bán các máy tính bảng Android thương hiệu Cat tại Đức, và Công ty Hoeft & Wessel chuyên sản xuất thiết bị cầm tay và những thiết bị phục vụ trong lĩnh vực vận tải, chuyên chở, kho bãi, logistics... tại châu Âu.

Cả hai công ty đều đồng ý trả phí cho Microsoft để có thể đưa Android lên các sản phẩm của mình. Microsoft hiện nắm giữ một số bản quyền sở hữu trí tuệ quan trọng đối với nền tảng Google Android. Do đó, hầu hết các hãng sản xuất thiết bị di động dùng Android (OEM) đều phải nộp phí hoặc thương lượng với Microsoft nếu không muốn "thi đấu pháp lý" với gã khổng lồ phần mềm.

Trước đó, ba ông lớn gồm Sharp, HTC và Samsung cũng phải ký những thỏa thuận liên quan đến Android với Microsoft.

* Nhịp Sống Số: |

Google, Apple chi 500 triệu USD mua bản quyền Kodak

Theo nguồn tin của Bloomberg, Apple, Google đã cùng thành lập liên minh và chuẩn bị chi phí lên đến 500 triệu USD để sở hữu kho bản quyền phát minh của Kodak. Ngoài hai “gã khổng lồ” nói trên, nhiều công ty công nghệ khác cũng tham gia cuộc đấu giá này.

*

Phóng to
Các ông lớn công nghệ chuẩn bị “xâu xé” kho bản quyền của Kodak – Ảnh minh họa: Wall Street Journal

Những liên minh giữa các doanh nghiệp đối thủ lại là điều bình thường trong thị trường bằng phát minh, bởi chúng cho phép các đối thủ cạnh tranh cùng tiếp cận được một hoặc nhiều bằng sáng chế mong muốn sở hữu.

1.100 bằng phát minh Kodak đang được các đại gia công nghệ thèm muốn có nội dung xoay quanh các lĩnh vực chụp, chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh kỹ thuật số. Trong biên bản gửi đến tòa án, Kodak cho rằng số bằng sáng chế nói trên có giá trị từ 2,21-2,57 tỉ USD.

Năm ngoái, một nhóm bao gồm Apple, Microsoft, Research in Motion (RIM) đã mua lại hơn 6.000 bằng phát minh của Nortel Networks Corp với giá 4,5 tỉ USD. Đây cũng là phi vụ đấu giá thất bại của Google, dù hãng này đã bỏ giá 900 triệu USD vào thời điểm ban đầu.

Theo Bloomberg, trước khi liên minh cùng Google, nhóm doanh nghiệp do Apple dẫn đầu từng bao gồm Microsoft và Intellectual Ventures Management. Về phía Google, các đối tác của gã khổng lồ tìm kiếm bao gồm doanh nghiệp về bản quyền RPX Corp., cùng nhiều hãng sản xuất thiết bị Android đến từ châu Á.

Trước đó, Kodak đã thu được tổng cộng 3 tỉ USD doanh thu bằng việc bán quyền sử dụng của một số bản quyền về lĩnh vực ảnh số cho các doanh nghiệp công nghệ như Samsung Electronics, LG Electronics, Nokia Oyj và Motorola Mobility (thuộc sở hữu của Google).

* Xem:

Các ông lớn phản đối ý tưởng mới về bản quyền công nghệ

Trong một diễn biến khác, một nhóm các tập đoàn công nghệ hàng đầu, trong đó có Facebook và Google, đã lên tiếng phản đối ý tưởng về việc cấp bản quyền phát minh cho những ý tưởng chưa chứng minh được tính khả thi trên thực tế.

Phóng to
Song song với cạnh tranh bằng sản phẩm, các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu còn đối mặt nhau trong cuộc chiến không kém phần cam go: cuộc chiến bản quyền phát minh - Ảnh minh họa: Internet

Google, Facebook, Zynga cùng năm doanh nghiệp công nghệ khác đã đệ đơn phản đối lên tòa án phúc thẩm Liên bang Mỹ (U.S Court of Appeals for the Federal Circuit), yêu cầu tòa án này phải loại bỏ các bằng sáng chế liên quan trong vụ kiện giữa hai tập đoàn tài chính: CLS Bank và Alice Corp.

CLS Bank kiện Alice Corp. vì đã vi phạm bốn bản quyền phát minh.

Trong văn bản dài 37 trang gửi đến tòa án, có chữ ký của đại diện các hãng Dell, Intuit, Homeaway, Rackspace và Red Hat, các công ty này cho rằng những ý tưởng chưa được ứng dụng vào thực tế không đủ điều kiện được cấp bằng phát minh.

Văn bản trên viết nguyên văn: “Tuy rất dễ để mường tượng những ý tưởng sẽ được áp dụng vào một trang web hoặc một máy tính ra sao, song những khó khăn, giá trị và nhất là sự đột phá của công nghệ trực tuyến còn bao gồm các yếu tố thiết kế giao diện, phân tích dữ liệu, xây dựng nền tảng và triển khai hệ thống phần cứng lẫn phần mềm để thực thi ý tưởng đó một cách hữu dụng vào cuộc sống”.

“Nói đơn giản, ý tưởng bao giờ cũng dễ hình dung trong đầu hơn là ứng dụng vào thực tế”, bản báo cáo kết luận.

PHONG VÂN - THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar