24/12/2021 14:00 GMT+7

Mì ăn liền có gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai hay không?

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo một khảo sát nhỏ cho thấy, có tới 8/10 phụ nữ mang thai cho rằng việc sử dụng mì ăn liền sẽ gây khó tiêu, táo bón. Vậy suy nghĩ này có chính xác?

Mì ăn liền có gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai hay không? - Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai (Ảnh: nguồn shutterstock)

"1001" nguyên nhân gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai

Khó tiêu, táo bón là tình trạng gây đau bụng, cảm giác khó chịu, khó khăn và bất thường về tần suất đi ngoài. Theo ước tính, có tới 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón thai kỳ. Liên quan tới tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

1. Thay đổi hormone

Trong thai kỳ, nồng độ hormone của phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi. Theo đó, hàm lượng progesterone tăng, làm giảm nhu động ruột dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai với tình trạng thức ăn tiêu hóa chậm và táo bón là hệ quả rõ ràng nhất. 

Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản và gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu.

2. Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển

Theo thời gian, kích thước tử cung tăng lên để có thể bao bọc được thai nhi. Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên khiến cho tình trạng táo bón ngày càng nhiều hơn, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.

3. Tinh thần cảm xúc

Hiệp hội sản phụ Hoa Kỳ (APA) cho rằng, căng thẳng dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn và sự di chuyển của thức ăn qua ruột, điều này có thể dẫn đến táo bón. 

Trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ gặp nhiều sự thay đổi về mặt cảm xúc như lo âu, hồi hộp. Chính điều này đã mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, trong đó có táo bón.

4. Chế độ ăn uống

Đối với nhiều thai phụ, các triệu chứng ốm nghén và giảm cảm giác thèm ăn có thể làm thay đổi thói quen ăn uống thông thường của họ. Hệ thống tiêu hóa chưa thích nghi với sự thay đổi có thể phản ứng lại bằng cách gây táo bón và các tác dụng phụ khó chịu khác như cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chuột rút và đau.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai các mẹ thường có suy nghĩ "ăn cho mẹ và con" nên bổ sung thêm nhiều chất cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này đôi khi khiến các bà mẹ tập trung vào bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà không để ý đến chất xơ, dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ gây ra táo bón. 

Ngoài ra, việc các bà mẹ uống không đủ nước cũng có thể gây táo bón, khi nhu cầu nước trong thời gian này cao hơn so với bình thường.

5. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Việc sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt, cũng như bổ sung sắt ở liều vừa phải, chậm rãi và đều đặn. Tránh tình trạng bổ sung đột ngột có thể kéo theo nhiều tác hại trong đó có táo bón.

Mì ăn liền không phải là thủ phạm gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai… Việc cho rằng mì ăn liền là nguyên nhân gây khó tiêu hay táo bón như nhiều người nghĩ là chưa chính xác.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng 75g chứa 40g - 50g chất bột đường; 10g - 13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal, tương đương 15% - 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành.

Thành phần này cũng tương tự các thực phẩm khác như bánh mì, bún, phở… Do đó, người dùng nên phối hợp mì ăn liền với các loại thực phẩm ở các nhóm khác để có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

Mì ăn liền có gây khó tiêu, táo bón ở phụ nữ mang thai hay không? - Ảnh 2.

Kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm khác để có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng (Ảnh: nguồn shutterstock)

Cũng cần phải nói thêm, mì ăn liền có thời gian tiêu hóa như những thực phẩm khác thuộc nhóm tinh bột trong cơ thể chúng ta. 

Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ để thực hiện quá trình tiêu hóa tiếp theo. 

Và theo cơ chế tiêu hóa này, việc mì ăn liền tồn tại đến 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều hoàn toàn bình thường.

Lời kết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai như chế độ ăn uống, vận động, tinh thần hay sử dụng các thuốc bổ sung.

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng mì ăn liền bằng cách kết hợp với những nhóm thực phẩm khác như tôm, thịt, trứng và các loại rau xanh, vừa ngon miệng, lại vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, đi kèm uống nhiều nước. 

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ vận động phù hợp cùng lối nghĩ lạc quan, tích cực sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng khó tiêu, táo bón cũng như có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Mùa hè – khoảng thời gian tuyệt vời để con trải nghiệm, vui chơi, khám phá thế giới. Nhưng với mẹ, đây cũng là mùa của muôn vàn những nỗi lo.

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Bảo vệ hệ tiêu hóa: Tránh 6 thực phẩm này

Việc duy trì sức khỏe tiêu hóa thông qua chế độ ăn uống và lối sống là điều vô cùng quan trọng.

Bảo vệ hệ tiêu hóa: Tránh 6 thực phẩm này

Rửa rau sao cho sạch, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được rửa sạch đúng cách, chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc thực phẩm.

Rửa rau sao cho sạch, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Thờ ơ với chất xơ, dễ bị béo phì, tiểu đường và cả nguy cơ ung thư

Chất xơ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, điều này không chỉ giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác.

Thờ ơ với chất xơ, dễ bị béo phì, tiểu đường và cả nguy cơ ung thư

7 loại quả có vị ngọt nhưng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Quản lý bệnh tiểu đường đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ lượng đường tiêu thụ, nhưng không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn vị ngọt khỏi chế độ ăn uống, đặc biệt là từ các loại hoa quả.

7 loại quả có vị ngọt nhưng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar