10/04/2018 19:43 GMT+7

Methanol với vấn đề ngộ độc rượu

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Tuy rằng trong công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2, nhưng chỉ có ethanol là có thể được sử dụng trong thực phẩm, còn methanol lại gây độc.

Methanol với vấn đề ngộ độc rượu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: food.idntimes.com

Trong thời gian gần đây, qua các phương tiện truyền thông, chúng ta thường nghe đến vấn đề ngộ độc rượu do methanol, trong đó có nhiều ca ngộ độc nặng dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân do đâu mà có hiện tượng này và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc rượu, nhất là ngộ độc rượu do methanol.

Thành phần chính của rượu chúng ta thường uống là ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH, trong khi methanol có công thức hóa học là CH3OH, thuộc nhóm rượu no đơn chức (ancohol). Cả hai loại rượu này đều được sản xuất bằng cách lên men và chưng cất. Khác với ethanol được lên men từ tinh bột như ngũ cốc, các loại củ có chứa tinh bột hoặc đường, methanol được lên men từ nguyên liệu có chứa cenlulose (gỗ).

Tuy rằng trong công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2, nhưng chỉ có ethanol là có thể được sử dụng trong thực phẩm để sản xuất các đồ uống có cồn, còn methanol lại gây độc. Khi được uống vào cơ thể, ở gan dưới tác dụng của men ancohol dehydrogenase, các ancohol này được chuyển hoá thành andehyd, sau đó nhanh chóng chuyển thành acid và sản phẩm chuyển hóa cuối cùng là CO2 và nước. 

Với ethanol, sản phẩm chuyển hóa là acid acetic (acid giấm, thành phần chính của giấm ăn) không độc, còn sản phẩm chuyển hóa của methanol là acid formic (acid kiến, thành phần chính của nọc kiến) rất độc. Chính acid formic được xem là thủ phạm gây độc trong ngộ độc methanol, nó gây nên tổn thương tế bào, đặc biệt là ở mắt và não. 

Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc do methanol ban đầu giống như say rượu, sau đó xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, mờ mắt, thở nhanh, lơ mơ, chậm chạp, co giật, mê sảng, nếu bị ngộ độc nặng có thể hôn mê và dẫn đến tử vong.

Vậy tại sao trong rượu bán trên thị trường lại có chứa methanol?

Các nguyên nhân có thể là:

- Trong quá trình sản xuất rượu, luôn luôn tồn tại các sản phẩm phụ trong đó có methanol, với lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào nguyên liệu, men, hay công nghệ sản xuất đã sử dụng. Có thể loại bỏ methanol trong quá trình chưng cất rượu, do methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn nên đơn giản chỉ cần loại bỏ lượng rượu thu được ban đầu trong quá trình chưng cất là được. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế nên nhà sản xuất không thực hiện công đoạn này dẫn đến trong sản phẩm rượu còn lẫn methanol.

- Do sử dụng mật mía cặn hay rỉ đường làm nguyên liệu sản xuất rượu. Trong rỉ đường có chứa rất nhiều các mảnh nhỏ thân cây mía chứa cenlulose. Quá trình lên men đường thành ethanol đồng thời cũng lên men cenlulose tạo ra methanol.

- Sử dụng cồn kém chất lượng để pha chế rượu. Các loại cồn kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn cồn thực phẩm thường có chứa methanol do chưa qua giai đoạn tinh chế. Tuy nhiên, do có giá rẻ hơn cồn thực phẩm rất nhiều nên đôi khi cũng được dùng để pha chế rượu.

- Methanol còn có tên gọi là cồn công nghiệp, có giá rẻ hơn cồn thực phẩm. Có thể do nhầm lẫn hay vì thiếu hiểu biết nên người ta dùng methanol để pha chế rượu trực tiếp hoặc pha trộn với cồn thực phẩm để giảm giá thành. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì sản phẩm trong trường hợp này chứa hàm lượng methanol rất cao, là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc rượu rất nặng dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh ngộ độc rượu do methanol cần phải lảm gì?

Trước hết, xin nhớ rằng không uống rượu thì sẽ không bao giờ bị ngộ độc rượu, bản thân rượu cũng là chất có thể gây độc hại cho cơ thể khi bị lạm dụng. Tuy nhiên, đã từ lâu rượu là thức uống không thể thiếu trong các dịp liên hoan, lễ tết của người Việt Nam. Việc uống một lượng vừa đủ rượu giúp tăng tuần hoàn máu, tạo hưng phấn và trong một số trường hợp rượu đóng vai trò chất dẫn cho các dược chất được hấp thu vào cơ thể tốt hơn. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người chỉ nên uống một "đơn vị rượu" (1drink) mỗi ngày là đủ. Mỗi "đơn vị rượu" chứa từ 8-14g rượu nguyên chất, tương đương một lon bia, hoặc một ly rượu vang 125ml hay một ly rượu mạnh 40ml. Nam giới uống quá 3 "đơn vị rượu" hoặc nữ giới uống quá 2 "đơn vị rượu" mỗi ngày được xem là lạm dụng rượu.

Thứ hai là, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, không rõ nguồn gốc của rượu. Bằng cảm quan thông thường chúng ta không thể phân biệt được đâu là rượu có hay không có chứa methanol. Thời gian vừa qua, hầu hết các vụ ngộ độc rượu do methanol đều có nguyên nhân từ việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc. 

Các loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được nhà sản xuất công bố chất lượng và cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng mức chất lượng đã công bố. Đây là cơ sở pháp lý để về cơ bản chúng ta có thể yên tâm về chất lượng của rượu đang uống. 

Đối với rượu tự pha chế tại nhà để uống, rượu thuốc ngâm từ dược liệu, cũng cần phải biết rõ nguồn gốc của rượu cũng như các dược liệu đã được sử dụng để ngâm rượu của mình.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, hình ảnh đội ngũ Long Châu đứng phát từng chai nước mát cho người đi đường đã trở thành điểm sáng tưới mát lòng người giữa phố phường oi ả.

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Bị sứa lửa đốt khi tắm biển ngày hè, nếu không được xử lý, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Tiếp tục hành trình đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, Tiêm chủng Long Châu hợp tác cùng ca sĩ Quang Hùng MasterD trong chiến dịch “Vì một thế hệ trẻ không ung thư do HPV”.

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar