16/11/2020 08:00 GMT+7

Men vi sinh nha khoa - giải pháp mới cho bệnh viêm nha chu

P.Q
P.Q

Viêm nha chu là một căn bệnh phổ biến tại nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam, có đến 90% người Việt mắc bệnh về răng nướu.

Men vi sinh nha khoa - giải pháp mới cho bệnh viêm nha chu - Ảnh 1.

Hình 1. Hiện tượng viêm nha chu

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard T.H. Chan School of Public Health (Mỹ) công bố năm 2020 từ phân tích trên 140.000 bệnh nhân, cho thấy việc mắc bệnh nha chu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư thực quản và dạ dày

Tuy nhiên, bởi bệnh diễn biến chậm, biểu hiện bệnh đa dạng, âm thầm phát triển nên thường dễ bị bỏ qua và chỉ phát hiện khi tình trạng đã nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai…

Ngoài ra, khi mắc bệnh nha chu, người bệnh còn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh toàn thân như: tăng tỉ lệ đột quỵ, tim mạch, ung thư, loãng xương, nhiễm trùng máu, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ mang thai... do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu thông qua mô nướu bị viêm và tổn thương.

Bệnh nha chu (viêm nha chu) xuất hiện khi các mô quanh răng bị tổn thương, và dấu hiện có thể dễ nhận biết được như:

- Nướu bị sưng, có màu đỏ hoặc tím nhạt;

- Đau khi chạm vào nướu, nướu chảy máu trong và sau khi đánh răng.

- Nướu bị rút, tụt lại, làm cho chân răng trông dài hơn bình thường;

- Mủ xuất hiện giữa răng và nướu răng, hơi thở hôi;

- Răng lung lay, mất răng, đau khi ăn nhai.

Hầu hết các trường hợp, viêm nha chu bắt đầu bằng sự gia tăng, tích tụ của mảng bám - một màng sinh học dính vào răng chứa đầy vi khuẩn bên trong, hình thành do quá trình ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày.

Hiện nay, phương pháp điều trị không phẫu thuật thông thường đối với bệnh nha chu sẽ là: cạo vôi, xử lý mặt gốc răng, kèm với thuốc kháng sinh (trong thời gian ngắn). Trong trường hợp nặng hơn không thuyên giảm sẽ phải can thiệp phẫu thuật như: phẫu thuật mở vạt, làm sạch vùng viêm nhiễm, ghép mô liên kết, và hoặc ghép xương...

Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân tái viêm sau thời gian điều trị bằng thuốc diễn ra khá thường xuyên, và cũng là một vấn đề được quan tâm nhiều trong nha khoa.

Thay đổi phương thức điều trị với men vi sinh nha khoa

Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm men vi sinh như một dạng vắc xin vi khuẩn (dùng vi khuẩn có lợi để ức chế vi khuẩn có hại một cách tự nhiên) cho các bệnh gây ra bởi vi khuẩn rất phổ biến. Đây cũng là hướng đi tiềm năng và đang được áp dụng rộng rãi.

Năm 2013 tại Tây Ban Nha, Giáo sư Monica Vicario (đại học Internacional de Catalunya) cho các bệnh nhân bị viêm nha chu mãn mức độ nhẹ đến trung bình, sử dụng lợi khuẩn L.reuteri (ức chế vi khuẩn gây viêm nha chu) trong thời gian ngắn (30 ngày).

Nghiên cứu này đã cho thấy chủng L.reuteri ngăn chặn được đáng kể viêm nha chu mãn tính, cũng như hạn chế quá trình hình thành mảng bám và các yếu tố gây bệnh trong khoang miệng.

Năm 2015, nghiên cứu của Tiến sĩ Merve Tekçe Güngör (Đại học Yeditepe Diş Hekimliği Fakültesi, Thỗ Nhĩ Kỳ) cho thấy hiệu quả của lợi khuẩn L. reuteri (về tác dụng ức chế vi khuẩn gây viêm nha chu) khi điều trị cho bệnh nhân từ 35-50 tuổi bị viêm nha chu mãn tính; kết quả cho thấy độ sâu túi nha chu (một yếu tố lâm sàng xác định mức độ viêm nha chu) giảm mạnh khi sử dụng kèm lợi khuẩn L. reuteri khi kết hợp với phương pháp truyền thống.

Điều đặc biệt khác trong nghiên cứu này là ở nhóm bệnh nhân có sử dụng kết hợp đồng thời với L.reuteri thì tại thời điểm 360 ngày sau nghiên cứu hầu như không có trường hợp cần phải thiệp phẫu thuật (0.8%); trong khi đó, ở nhóm chứng chỉ điều trị với phương pháp truyền thống đơn thuần không có L.reuteri, số ca cần phẫu thuật lên đến gần 50%.

Men vi sinh nha khoa - giải pháp mới cho bệnh viêm nha chu - Ảnh 2.

Hình 2. Cơ chế hoạt động của men vi sinh nha khoa (chủng L.reuteri)

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, việc ứng dụng lợi khuẩn L.reuteri để điều trị viêm nha chu cũng đã và đang được sự quan tâm của các bác sĩ nha khoa, với các kết quả nghiên cứu lâm sàng thuyết phục trên thế giới, đặc biệt là khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nhiều do sử dụng kháng sinh bừa bãi đến mức báo động.

- Sử dụng lợi khuẩn L.reuteri trong điều trị nha khoa, đặc biệt là viêm nha chu, tại các nước trên thế giới đã chứng minh được hiệu quả và tác dụng lâu dài, đồng thời,

- An toàn với tất cả đối tượng sử dụng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường

- Ngoài ra, men vi sinh nha khoa cũng hỗ trợ ngăn ngừa được các bệnh răng miệng khác như: sâu răng, hôi miệng, viêm quanh implant.

- Góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Men vi sinh nha khoa BioGaia ProDentis

Men vi sinh nha khoa - giải pháp mới cho bệnh viêm nha chu - Ảnh 3.

Viên ngậm men vi sinh nha khoa BioGaia ProDentis

Viên ngậm men vi sinh nha khoa BioGaia ProDentis (Thụy Điển) chứa chủng lợi khuẩn L.reuteri ProDentis (L.reuteri DSM 17938 và L. reuteri ATCC PTA 5289) có mặt tại Việt Nam từ năm 2017.

Đây là sản phẩm hiện đã được sử dụng tại 34 quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ, cải thiện hệ vi khuẩn trong khoang miệng theo hướng đa dạng và cân bằng, hoàn toàn không có kháng sinh, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng như: hỗ trợ giảm chảy máu nướu, hỗ trợ giảm hôi miệng, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm nha chu... từ đó, hạn chế những bệnh toàn thân khác có liên quan.

* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01064/2018/ATTP-XNQC cấp ngày 21-9-2018 bởi Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tìm hiểu thông tin thêm về sản phẩm tại http://www.biogaia-prodentis.vn/biogaia.

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

Giới chức y tế châu Âu vừa phát cảnh báo về nguy cơ du khách đến Pháp có thể nhiễm vi rút Chikungunya, một loại vi rút nguy hiểm thường thấy ở Nam Mỹ và Ấn Độ.

Châu Âu bùng phát vi rút gây bệnh có thể tổn thương nội tạng

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Tư thế sai do ngồi lâu, khởi động chưa đúng cách khi tập thể dục - nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại đóng góp rất lớn vào việc gây ra đau lưng.

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng heo ở quán quen. Đây không phải trường hợp duy nhất nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại bệnh viện.

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar