06/05/2011 18:38 GMT+7

Mẹ "tự do" nhưng đừng đi bước nữa

NGỌC SƯƠNG (TP.HCM)
NGỌC SƯƠNG (TP.HCM)

TTO - Ba mất được tròn 5 năm, mẹ vẫn vậy bên con, vẫn ngày ngày nhắc nhở con từng chút một, chiều chuộng thương yêu con. Mẹ vừa là mẹ vừa là ba của con.

Phóng to

"Con phải học cách sống có trách nhiệm với bản thân và sống độc lập để “trả lại tự do” cho mẹ" - Ảnh minh họa: từ Internet

Mẹ gần 50 tuổi nhưng nhiều người bảo trông chỉ như mới 40 tuổi. Còn rất vui khi thấy dáng mẹ còn rất đẹp, da mặt mẹ ít nếp nhăn hơn mấy cô dì đồng trang lứa, tóc mẹ cũng ít sợi bạc. Nhưng con cũng buồn lắm khi biết rằng xung quanh mẹ có một số người đang nhòm ngó đến cuộc sống ấm êm của mẹ con mình, con ích kỷ và không muốn mẹ đi bước nữa.

Rồi "ông ấy" xuất hiện. Mẹ thường bảo ông vào nhà chơi, thường nhắc khéo con chào ông, thường mang quà của ông về tặng cho con. Con ngoài mặt thì lạnh nhạt còn trong lòng thì ghét ông ấy vô cùng.

Con vẫn thường trách sao ông lại nhẫn tâm xen vào giữa con và mẹ, bộ ông ấy không thấy con và mẹ thương nhau nhiều đến thế nào sao, ông đâu mang lại hạnh phúc cho mẹ nhiều như ba con và con đâu.

Con biết ông đã li dị vợ, hiện độc thân, nghe kể rằng ông rất thương mẹ nhưng con vẫn không thể nào chấp nhận ông xen vào cuộc sống ấm êm của mẹ con mình, càng không thể chấp nhận ông thay thế vị trí ba của con.

Có lần con dỗi hờn mẹ khi bị mẹ quát vì dám vô lễ với ông. Sau lần đó con thấy ông ít đến nhà mình, mẹ buồn và khóc nhiều lắm. Đã hai tháng nay, bầu không khí của mẹ con mình thật ảm đạm, mẹ vẫn nhắc nhở, vẫn thương yêu con như xưa nhưng con thấy dường như mẹ đang thiếu thứ gì đó.

Mấy dì hay trêu con trước mặt mẹ: "Cháu lớn rồi sớm muộn gì cũng phải lập gia đình. Cháu nên để mẹ đi bước nữa". Những khi ấy, mẹ vẫn cười còn con thì khó chịu với những lời trêu ghẹo đó. Con tự hứa sau khi tốt nghiệp con sẽ cho mẹ một cuộc sống sung túc hơn, sẽ dành nhiều thời gian cho mẹ hơn, thường đưa mẹ đi chơi hơn... Và con chỉ cần mẹ mãi bên con, mong đừng ai xen vào cuộc sống của mẹ con mình...

***

Hôm trước con được học với một giảng viên mới, điều đầu tiên thầy nói với lớp con là “sống có trách nhiệm”. Trách nhiệm ở đây không chỉ là hoàn thành tốt lời hứa mà còn là sống tốt, sống ý nghĩa, sống mà không làm ba mẹ bận tâm nhiều, không làm phiền lòng những người thương yêu mình. Tối hôm đó con suy nghĩ nhiều lắm.

Con hiểu rằng vì con mà mẹ tạm gác cuộc sống riêng của mình. Trong khi con đang nương tựa vào sự che chở của mẹ thì chính mẹ cũng cần một người để tựa nương. Và con hiểu mình không thể làm được điều đó cho mẹ.

Nhờ thầy mà bây giờ con biết rằng mẹ cần một cuộc sống riêng, một không gian riêng, và cần một người như ba để mẹ có thể dựa vào những lúc khó khăn. Mẹ không thể mãi ở bên để nhắc nhở con từng chút một. Con phải học cách sống có trách nhiệm với bản thân và sống độc lập để “trả lại tự do” cho mẹ.

Nhưng mẹ ơi! Con sẽ để mẹ sống cuộc sống của riêng mẹ nhưng hiện tại, con vẫn chưa thể chấp nhận một người khác chính thức trở thành ba của con...

Nếu là người trong cuộc, bạn sẽ ủng hộ hay phản đối mẹ đi bước nữa? Bạn có chia sẻ gì với bạn Ngọc Sương? Mọi ý kiến vui lòng gửi về email [email protected]. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt.

NGỌC SƯƠNG (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Lướt miệt mài, quẹt tích cực mãi mà chẳng gặp chân ái mình nhưng nhiều bạn trẻ vẫn nghiện cảm giác được sống trên các ứng dụng hẹn hò.

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar