13/07/2013 11:51 GMT+7

Mẹ già héo hắt chăm con

MINH TÂM
MINH TÂM

TT - Tuổi trẻ lao lực vì con. Tuổi già tưởng đâu nhờ con để an dưỡng. Nhưng không...

Phóng to
Ở tuổi 86, cụ Lê Thị Tư vẫn chăm sóc con - Ảnh: Minh Tâm

Con trai vướng bệnh hiểm nghèo rồi bị liệt nằm một chỗ, suốt 26 năm trường người mẹ vừa vất vả mưu sinh vừa chăm sóc con từ miếng ăn, giấc ngủ đến vệ sinh cá nhân... Người mẹ đó tên Lê Thị Tư, 86 tuổi, ngụ ở khu vực Đông Bình, P.Tân Lộc, Q.Thốt Nốt, TP Cần Thơ...

Ngưỡng 2 tuổi sinh tử

Ánh nắng yếu ớt theo bước chân chậm chạp, nặng nhọc của cụ chiếu vào căn buồng của căn nhà xiêu vẹo đầy mảnh chắp vá. Trên chiếc giường ọp ẹp, người con trai 54 tuổi nằm bất động, gương mặt mệt mỏi, xanh xao. Cụ gắng sức đỡ con ngồi dậy. Con cũng cố nương theo đôi tay gầy guộc của mẹ. Cụ cẩn thận đút từng muỗng cháo cho con. Rồi vẫn với những bước chân chậm chạp ấy, cụ đem quần áo của mình và con đi giặt, đôi tay già nua run run vò từng cái áo...

Cụ tâm sự 26 năm ròng, đêm nào giấc ngủ của cụ cũng chập chờn bởi con chỉ khẽ trở mình kêu một tiếng là cụ vội đến dìu con dậy... Cụ kể chuyện đời mình bằng giọng buồn rười rượi. Đời cụ là chuỗi ngày cơ cực, rầu lo. Năm 18 tuổi, cụ lấy chồng cũng phận nghèo giống cụ. Một năm sau khi cưới, cụ sinh con nhưng khi đứa bé bước sang tuổi lên 2 đang khỏe mạnh lại đột ngột qua đời. Những tưởng chỉ có đứa đầu lòng yểu mệnh, nhưng không ngờ những đứa con sau cũng vậy, từng đứa con lần lượt bỏ cụ đi khi vừa bập bẹ nói, chập chững bước ở tuổi lên 2... Cứ vậy, trong suốt 10 năm dài, năm đứa con lần lượt rời xa mẹ vĩnh viễn. Cụ nhớ lại đó là khoảng thời gian kinh hoàng, đau khổ... Cụ không biết chuyện gì xảy đến với các con mình, với gia đình mình... Những câu hỏi đau đớn ấy ám ảnh đến từng giây từng phút...

Nỗi khát khao được làm mẹ thôi thúc cụ tiếp tục mang thai và sinh người con thứ bảy được vợ chồng cụ đặt tên là Cao Văn Bảy. Lúc đứa bé lên 2, đêm cụ không chợp mắt được bởi không thể xua đi hình ảnh về những cái chết ra khỏi đầu. Cụ hình dung, tưởng tượng đủ thứ chuyện chẳng may... Cuối cùng niềm hạnh phúc làm mẹ vỡ òa khi Bảy vượt qua cái mốc tử thần, lớn lên giống bao đứa trẻ bình thường khác, rồi ba đứa con kế tiếp cũng như anh mình, khỏe mạnh lớn lên...

Đau khổ không có tận cùng

"Tội nghiệp cả đời cụ Tư hi sinh vì con. Thương cụ nên ngoài việc cấp sổ hộ nghèo, chính quyền địa phương còn ưu tiên cho cụ trước những khi có đợt hỗ trợ..."

Ông Trần Kim Hoàng(trưởng khu vực Đông Bình, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ)

Vợ chồng cụ chung tay nuôi các con khôn lớn, rồi dựng vợ gả chồng. Khi các con ra riêng cũng là lúc cụ ông mãn phần, bỏ cụ với căn nhà trống vắng quạnh quẽ, sống đắp đổi qua ngày bằng việc làm thuê. Các con cụ ai cũng chật vật với cái nghèo nên không lo được cho mẹ.

Những tưởng khổ đau đến tận cùng, quãng đời còn lại sẽ yên thân với phận nghèo lam lũ nhưng người con trai mà cụ tự hào khi vượt qua được cái ngưỡng 2 tuổi sinh tử chẳng may vướng các bệnh phổi và thận. Do không tiền chạy chữa khiến bệnh ngày càng nặng, dẫn đến bị liệt phải nằm một chỗ. Người con dâu thì ly hôn chồng. Cụ lại đem con về chăm sóc, nuôi nấng. Lúc đó cụ bước sang tuổi 60 với đủ bệnh về tim, khớp... Sức khỏe đổ dốc, cụ không thể làm thuê nổi phải đi hái rau bán.

Nhưng rau ít mà người hái thì nhiều nên cụ xoay sang nghề đan rổ. Cụ mua từng cây tre, cặm cụi ngồi vót để đan thành từng chiếc rổ đem ra chợ quê bán mỗi ngày kiếm vài chục ngàn đồng... Cụ tâm sự nhiều hôm khắp mình đau nhức nhưng cũng phải cố làm bởi con đau nhức cần tiền thang thuốc...

Có lẽ do sức chịu đựng của con người có hạn mà nỗi lo của người mẹ cứ kéo dài như vô tận, cộng thêm tuổi tác quá cao khiến thời gian gần đây cụ thường hay đổ bệnh, không còn sức ngồi đan rổ... Cũng may, cụ được lĩnh mỗi tháng 200.000 đồng tiền trợ cấp dành cho người cao tuổi, rồi xóm giềng thương tình, người đùm bọc lon gạo, người cho mớ rau, những đứa con của cụ cũng gửi ít con cá... nên bếp lò có cái mà đỏ lửa. Cụ tâm sự: “Thương thằng Bảy bất hạnh, gần nửa đời người nằm liệt trên giường, chịu hết cơn đau này đến cơn đau khác hành hạ”...

Giờ cụ rất yếu như ngọn đèn lay trước gió. Sống đến từng tuổi này, cụ không sợ chết nhưng sợ bỏ con lại không ai chăm sóc. “Mấy đứa em, đứa cháu của thằng Bảy đều nghèo. Mong trời đất phù hộ cho bà chết sau thằng Bảy”. Cụ nói đến đây, bất chợt giọng người con vang lên yếu ớt, ngọng nghịu: “Mẹ ơi! Con... khát... nước”. Cụ lại nặng nhọc dìu con dậy, đút từng muỗng nước như đút cho đứa trẻ sơ sinh...

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar