14/04/2019 11:21 GMT+7

Mẹ đuổi thì con đi!

HOÀNG MY
HOÀNG MY

TTO - Nhiều ông bố bà mẹ cứ lầm tưởng con trẻ đương nhiên sẽ chùn bước khi bị phạt như thế, nhưng hỡi ơi! Phương án mang tính chốt hạ "đuổi con ra khỏi nhà" dường như chưa bao giờ là giải pháp khôn ngoan và đúng đắn để răn dạy con...


Mẹ đuổi thì con đi! - Ảnh 1.

Minh họa Đặng Hồng Quân

Nét mặt thằng Tin đầy lạnh lùng, dứt khoát khi bỏ xuống bếp. Từ dưới đó, vang lên tiếng mở tủ quần áo. Rồi thì Tin bước lên với mấy bộ đồ trên tay, có cả quần áo "cầu thủ" mà nó ưa thích. Chẳng nói chẳng rằng, Tin dồn tất cả vào balô. Đợt xuống bếp thứ hai là để "vơ vét" lương thực. Vài ba loại bánh kẹo có sẵn. Thêm một lốc sữa. Chu đáo phết!

Tôi đứng nhìn con đang bình thản chuẩn bị, hệt như những lần sắp sửa đi du lịch cùng cả nhà. Con mang theo cả mấy cuốn truyện tranh trinh thám. Bộ hình đồ chơi. Bốn chục ngàn tiền tiêu vặt được cầm hết, chắc để làm lộ phí. 

Dưới chân, Tin mang đôi xăngđan hằng ngày, nhưng tay thì quàng thêm đôi giày đinh đá banh. Và cuối cùng, tài sản con quyết định mang theo khi rời khỏi nhà, chính là chiếc xe đạp thể thao được mẹ mua cho dịp sinh nhật năm rồi.

Dứt dạt, thằng bé mở cửa bước ra. Tôi còn biết làm gì ngoài lặng lẽ ngó theo, trong trạng thái bàng hoàng. Gọi "Tin" một tiếng nho nhỏ xong, tôi bước lại, vòng tay ôm con, thì thầm: "Mẹ cảm ơn con làm con mẹ gần mười năm nay. Mình ôm nhau một cái nhé? Mai này con ra đường sống một mình, phải hết sức cẩn thận đấy. Không còn mẹ chăm sóc, bảo vệ nữa, con nhớ không?"

Tôi những tưởng, tới đoạn này thằng bé sẽ xúc động bật khóc. Gà nhà tôi nuôi, tôi biết. Thế nhưng không. Sau vài giây khựng lại, thằng bé vẫn cương quyết dắt xe đi. Tôi nhẹ nhàng hỏi với theo: "Có cần mẹ tiễn con tới tiệm nét cuối hẻm luôn không nào?".

Câu chuyện bắt đầu chính là từ đấy, cái tiệm Internet, nơi người ta cho bọn trẻ nít và cả người lớn thuê máy tính chơi game. Từng vài lần, tôi bắt gặp con trai mình thập thò trước cửa lẫn đứng phía sau một đứa bạn nào đó, say mê nhìn người khác chơi. 

Lần gần nhất, tôi thấy con mình chễm chệ trên ghế, trực tiếp thao tác một cách hăng hái, thành thục. Tôi đứng ngoài cửa, kêu tên con vài lần, nó mới nghe thấy. Giật mình. Sợ hãi bước ra. Ríu ríu được mẹ dẫn độ về nhà. 

Tôi không đánh con, chỉ bắt con tự nhìn nhận cái sai của mình, đưa ra sự cam kết. Lời hứa được đích thân đương sự viết lên cái bảng treo ở vách nhà: "Con là Tin, con hứa nếu còn vào tiệm nét thì mẹ không nuôi con nữa". Mới cách đây vài ngày thôi mà...

Vì cái xe đạp bị xẹp bánh sau, nên con trai tôi dắt bộ. Có lẽ là đi tìm chỗ bơm hơi. Ngang qua căn nhà bác Sáu đối diện xeo xéo cửa ra vào, thằng Tin được vịn lại hỏi han rồi bắc ghế cho ngồi đó. Lát sau, con gái tôi thậm thụt theo dõi và tường thuật trực tiếp từ hiện trường cho biết Tin đã được bác Sáu cho một trái bắp luộc. Hỏi xem nó có ăn không, thì con gái lớn bảo, tất nhiên, món hảo của chàng mà, ăn rất ngon miệng nữa là đằng khác! 

Bác Sáu điện thoại cho tôi, cố tình nói để Tin nghe thấy. Là Tin hối hận rồi, muốn xin lỗi mẹ, mẹ tha thứ và qua đón Tin về, có được không?

Câu chuyện kết thúc có hậu nhờ sự hiểu chuyện và khéo léo của bác Sáu gần nhà. Con tôi đã quay lại, nức nở xin lỗi mẹ. Mẹ nó tỏ ra rộng rãi và cao thượng, rất "chiếu trên" khi bảo sẽ bỏ qua cho con thêm một lần này nữa. Tin còn tái phạm, mẹ sẽ...

Ừ tới đây tôi có chút ngập ngừng. Mẹ sẽ tiếp tục đuổi con đi, để nếm lại cảm giác bàng hoàng, bất lực, bế tắc khi nhìn đứa trẻ mình yêu thương hơn cả bản thân đang làm đúng theo cam kết của nó? Chẳng chút âu lo gì tới chuyện bên ngoài cánh cửa nhà mẹ sẽ là cái gì chờ đón. Chỉ có mẹ nó, cố giấu nỗi bất ngờ tới hoảng hốt khi biết con mình sẵn sàng bất chấp mà bỏ đi luôn, mặc cho ai đấy đứng lặng với nỗi đớn đau thua cuộc...

Tôi từng nghe chị đồng nghiệp kể về cô con gái mười ba tuổi của chị ấy. Sau màn cào cấu vật nhau với mẹ, ba của con bé tức giận quát lên "ra khỏi nhà". Cảnh phía sau quá dễ để hình dung: con nhóc bừng bừng chạy đi. Báo hại cả nhà phải đuổi theo trong đêm tối vì sợ xảy ra điều bất trắc. Chị đồng nghiệp than một câu nát lòng, là sau hành động "đuổi đi" đầy thất bại ấy, cảm giác như chẳng còn gì có thể khiến chúng nó biết ngại ngần nữa rồi...

Nhiều ông bố bà mẹ cứ lầm tưởng con trẻ đương nhiên sẽ chùn bước khi bị phạt như thế, nhưng hỡi ơi! Phương án mang tính chốt hạ "đuổi con ra khỏi nhà" dường như chưa bao giờ là giải pháp khôn ngoan và đúng đắn để răn dạy con...

TT - Chỉ một thời gian ngắn, Đà Nẵng đã có nhiều vụ nữ sinh trung học bỏ nhà “đi bụi”. Lực lượng công an đã vất vả truy tìm và dùng những biện pháp nghiệp vụ khôn khéo đưa họ về lại gia đình.

HOÀNG MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar