27/08/2018 11:32 GMT+7

Mẹ con trùng phùng sau 45 năm thất lạc

LÊ TRUNG - NHẬT LINH
LÊ TRUNG - NHẬT LINH

TTO - Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Phan Thị Thanh - 87 tuổi, thôn Bình Quang, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam - vỡ òa trong hạnh phúc khi người con thất lạc sau 45 năm trời bỗng về với vòng tay của bà.

Mẹ con trùng phùng sau 45 năm thất lạc - Ảnh 1.

Hai mẹ con bà Phan Thị Thanh trong ngày đoàn tụ - Ảnh: NVCC

"Hai mẹ con bị chia cách từ lúc con bé còn đỏ hỏn, sợ rằng nó không còn trên cõi đời này nữa. Nhưng ông trời thật có mắt" - bà nghẹn ngào.

Bi kịch đời mẹ

Căn nhà cấp 4 cũ kỹ, thấp tè của bà Thanh nóng hầm hập trong những ngày hè. Bà sống một mình, các con đã lớn có gia đình riêng. Cụ bà lom khom với cái lưng còng, tóc bạc phơ hằng ngày rau cháo quanh vườn rau, mấy con gà, vịt.

"Tâm nguyện của tôi là một ngày nào đó tìm thấy con gái, mẹ con quây quần trong căn nhà này, có như vậy tôi mới nhắm mắt được" - bà Thanh lau nước mắt.

Cuộc đời bà là cả một chuỗi bi kịch. Chồng mất do chiến tranh loạn lạc, để lại cho bà bốn người con. Người đàn bà ấy đi thêm bước nữa. Có với nhau thêm hai mặt con, một trai một gái, người chồng thứ hai lại mất vì bạo bệnh. Lúc này cô con út còn trong dạ.

Sinh con được khoảng ba tháng thì bà Thanh bị ốm thập tử nhất sinh. Nghĩ mình không qua khỏi, bà đã gửi hai con của người chồng sau cho gia đình bên nội chăm sóc.

Bệnh tình của bà tưởng đâu không qua khỏi khi bác sĩ cũng lắc đầu, người thân đau đớn sẵn sàng cho đám tang thì điều kỳ diệu đã đến, bà Thanh bất ngờ hồi phục.

Sau thời gian dài điều trị, bà phục hồi sức khỏe và trở về nhà, tìm lại các con. Nhưng vì gia đình bên nội khó khăn quá nên có người đến xin nhận nuôi cô bé út thì phía nội cho luôn. Trời đất sụp dưới chân, bà Thanh chết lặng. Đó là những ngày hè của năm 1973.

Bà Nguyễn Thị Liễu (57 tuổi, con gái đầu của bà Thanh) kể lúc trước, hai mẹ con bà đi khắp nơi tìm kiếm đứa em gái út . Nghe người ta chỉ đâu thì cả hai đều lặn lội tìm đến cho bằng được. Nhưng tất cả đều vô vọng.

"Hồi đó con bé được nhận nuôi còn nhỏ quá, hai mẹ con tui nghĩ chắc chẳng thể tìm thấy nữa đâu" - bà Liễu kể.

Điều kỳ diệu

Mất con, bà Thanh đau buồn triền miên, nỗi đau khắc khoải chẳng nguôi. Trong những giấc mơ của bà luôn thấy con gái với khuôn mặt bụ bẫm.

Những giấc mơ ấy bà đem tâm sự với xóm giềng. Ai cũng thương bà nhưng họ cũng thật thà: "Hồi đó nó chỉ vài tháng tuổi, giờ mà còn sống thì chắc gì nó nhớ" hay đại loại như: "Thôi, quên con bé đi...".

Dù vậy, bà Thanh luôn hi vọng rằng ở một nơi phương xa nào đó, con gái út của mình còn sống và sẽ tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, về với người mẹ già ở cái tuổi gần đất xa trời mòn mỏi mong một lần gặp lại con.

Điều kỳ diệu rồi cũng đến. Một buổi sáng tháng 7-2018, bà Liễu đang quét sân thì nghe thoang thoảng tiếng loa phát thanh đặt ở cổng thôn phát đi bản tin tìm người thân.

"Tôi tên Đặng Thị Hà, sinh năm 1973, hiện sống tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, được mẹ nuôi nhận từ một cụ già ở gần Bệnh viện Tam Kỳ (cũ), có cha là Đặng H., muốn tìm người thân...". Kèm với đó là số điện thoại liên hệ.

Bà Liễu vứt cái chổi tre giữa sân, vội vàng chạy đến nhà mẹ: "Mẹ ơi, hình như có thông tin về con út rồi".

Bà Thanh nghe chuyện xong run run đi chẳng nổi. Qua số điện thoại trên, gia đình bà Thanh đã kết nối được với chị Hà. Từ những hình ảnh gửi qua Gmail, Zalo, bà Thanh nhận ra khuôn mặt của chị Hà có nét hao hao giống bà thời trẻ.

Và bảy người trong gia đình bà làm một chuyến hành trình từ Quảng Nam ra Huế để nhận đứa con thất lạc hơn 45 năm qua.

Khi cả hai gặp nhau lần đầu tiên, họ đã ôm chầm nhau khóc nức nở. Khoảng cách thời gian, chiến tranh loạn lạc chẳng thể ngăn cách được tình mẫu tử thiêng liêng.

Để chắc chắn hơn, cả hai bên gia đình thống nhất xét nghiệm ADN và kết quả xác định họ là mẹ con ruột. Những đêm sau đó nằm ngủ bên cạnh con gái, bà liên tục vuốt tóc con.

"Có lẽ đó là những giấc ngủ yên bình nhất trong cuộc đời của tôi" - bà Thanh nói.

Khắc khoải hành trình

Đặt tay xoa nhẹ lên màn hình điện thoại có bức ảnh chụp mẹ ruột của mình, chị Hà mắt rưng rưng nói rằng cứ ngỡ đây là một giấc mơ có thật.

Chị kể mình được nhận nuôi khi mới ba tháng tuổi nên hoàn toàn không nhớ gì về mẹ hay anh chị em ruột của mình. Sau này, khi đã đủ trưởng thành để thấu hiểu về tình mẫu tử, chị Hà quyết định đi tìm mẹ.

Được sự ủng hộ, động viên từ chồng, con và gia đình bố mẹ nuôi, từ năm 2016 chị Hà cùng cô Tư (cô nuôi, người đưa chị Hà về Huế) đã rong ruổi khắp nơi ở đất Quảng Nam tìm người thân.

"Cứ nghe ở đâu có người họ Đặng thì tôi lại tìm đến đó để hỏi dò thông tin. Từ Điện Bàn, Thăng Bình, Đại Lộc, Quế Sơn, thậm chí vào đến tỉnh Quảng Ngãi để tìm nhưng đều không có kết quả" - chị Hà kể.

Càng đi, chị Hà thấy hi vọng tìm được mẹ ruột của mình càng mênh mông, không có manh mối gì. Nhưng có một động lực nào đó xuất phát từ trái tim của người con tìm về với máu mủ ruột rà cứ thôi thúc chị tiếp tục hành trình.

Nhiều khi mệt mỏi, chị tâm sự với người thân thì nhận được lời động viên tích cực "hôm nay không tìm thấy thì ngày mai ắt sẽ thấy, cố lên!".

Ngoài việc đi khắp tỉnh Quảng Nam tìm mẹ, chị Hà còn gửi thư đến chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của Đài truyền hình Việt Nam nhờ giúp đỡ nhưng vẫn không thấy hồi đáp.

Đầu tháng 6-2018, chị Hà quyết định đưa thông tin tìm người thân của mình lên Đài truyền thanh huyện Thăng Bình với hi vọng thần may mắn sẽ mỉm cười. Và ông trời đã không phụ lòng người, chị Hà đã tìm được mẹ.

"Sau khi biết kết quả ADN, gia đình tôi tức tốc thuê xe vào ngay Quảng Nam để gặp lại mẹ cùng anh chị em. Cảm xúc khó tả lắm, gặp nhau là cứ khóc thôi" - chị Hà nói.

"Những ngày này là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Giấc mơ có mẹ ruột sau 45 năm nay đã thành sự thật" - chị Hà nghẹn ngào nói.

Những ngày này là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Giấc mơ có mẹ ruột sau 45 năm nay đã thành sự thật

Chị ĐẶNG THỊ HÀ

dangthiha

Tìm được mẹ với chị Đặng Thị Hà là niềm hạnh phúc vô biên - Ảnh: NHẬT LINH

Không có niềm hạnh phúc nào hơn

Anh Đặng Văn Nam (anh ruột của chị Hà) nói không có niềm hạnh phúc nào hơn khi tìm được người em ruột thất lạc. 10 năm trước anh Nam đã viết thư nhờ chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" đề nghị nhờ giúp đỡ tìm lại người em gái.

"Mấy chục năm nay trong lòng tôi luôn day dứt khi chưa tìm được em gái mình. Không biết em nó ra sao, sống thế nào... Nay được gặp lại Hà là niềm hạnh phúc quá đỗi to lớn, không diễn tả được" - anh Nam nói.

TTO - Vance McElhinney, sinh năm 1974, là một trong gần 100 trẻ em Việt Nam được đưa đến Anh trong Chiến dịch Babylift năm 1975. Rời quê hương khi chỉ 9 tháng tuổi, Vance trải qua phần lớn cuộc đời ở phía Bắc Ireland của xứ sở sương mù...

LÊ TRUNG - NHẬT LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar