05/08/2021 20:29 GMT+7

Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không?

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Hiện nay tại Bệnh viện Hùng Vương đang điều trị cho khoảng 120 thai phụ bị mắc COVID-19. Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ thắc mắc việc chăm con thế nào, cho con bú bằng sữa mẹ có làm lây COVID-19?

Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế Bệnh viện Hùng Vương đi hỗ trợ Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 số 16 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam, cho đến nay việc lây truyền virus gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Vì vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện tỉ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như sự phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 vẫn nên thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. 

Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỉ lệ tử vong. Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác như:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ.

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú.

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu bà mẹ cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể thực hiện được là vắt sữa mẹ và ngân hàng sữa mẹ.

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp "bú nhờ" (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Một số hình ảnh do WHO Việt Nam thực hiện: 

Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không? - Ảnh 2.
Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không? - Ảnh 3.
Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không? - Ảnh 4.
Mẹ bị mắc COVID-19 có thể lây bệnh cho con khi con bú sữa mẹ hay không? - Ảnh 5.
HỎI - ĐÁP mùa dịch COVID-19: Đang mang thai mắc COVID-19, sản phụ sẽ ra sao?

TTO - Người bình thường mắc COVID-19 đã vất vả, với thai phụ quả là một cực hình. Họ vừa phải điều trị bệnh trong điều kiện cách ly, vừa cố gắng làm sao cho đứa con trong bụng được an toàn nhất có thể...

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sửa luật để nhiều người được hồi sinh

Gần 19 năm sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được ban hành, cả nước đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng.

Sửa luật để nhiều người được hồi sinh

Bắt người đàn ông xâm hại tình dục bé gái mới 3 tháng tuổi

Ngày 29-6, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái 3 tháng tuổi bị xâm hại tình dục.

Bắt người đàn ông xâm hại tình dục bé gái mới 3 tháng tuổi

Bác sĩ cứu bé gái bị hạ canxi máu ngay trên máy bay

Trên chuyến bay đến Hà Nội, bác sĩ cùng đồng nghiệp đã kịp thời xử lý tình huống, cứu bé gái bị hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm.

Bác sĩ cứu bé gái bị hạ canxi máu ngay trên máy bay

Tin tức sáng 29-6: Những luật, quy định quan trọng hiệu lực từ 1-7

Tin tức đáng chú ý: Nhiều luật quan trọng có hiệu lực từ ngày 1-7, là những luật nào?; Bộ Nội vụ ban hành cẩm nang giúp vận hành cấp xã mới thông suốt; Hải Phòng: Ra mắt tour du lịch đêm có trình diễn 3D mapping...

Tin tức sáng 29-6: Những luật, quy định quan trọng hiệu lực từ 1-7

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar