29/05/2014 02:10 GMT+7

May quá, con chỉ học trung bình!

CAO VĂN LONG (Hà Nội)
CAO VĂN LONG (Hà Nội)

TT - Dạo này đồng nghiệp nườm nượp khoe con được học sinh giỏi lên Facebook. Hầu như ai cũng hồ hởi vì thành tích con đem về “ngoài sức tưởng tượng” (theo cách nói của một người bạn).

Còn tôi, với những gì tai nghe mắt thấy, tôi thấy thật may vì con mình chỉ là học sinh trung bình...

Tôi có đứa cháu học lớp 4, đến viết chữ còn sai lỗi chính tả, bảo sửa đi thì khăng khăng không chịu vì “cô giáo bảo viết thế”, cộng trừ còn nhầm lẫn liên tục vậy mà bốn năm liền đều đặn như vắt chanh là học sinh giỏi. Khi tôi cho thử một phép toán đơn giản mà cháu còn “đánh vật” tới hơn nửa giờ mới xong.

Cháu kể rằng trước ngày thi học kỳ, cô giáo thường cho cả lớp học thuộc lòng các bài toán và bài văn được chọn là “hạt nhân” sẽ thi vào. Thế là cháu về nhà đọc sang sảng cho đến khi nào thật thuộc lòng thì thôi. Cứ như vậy cháu rập khuôn máy móc theo cô giáo vanh vách từ dấu chấm, dấu phẩy, hỏi không điểm 9, điểm 10 sao được? Không học sinh giỏi sao được? Với cách học và cách thi như vậy chẳng khác nào cô giáo đang bày cho các em học tủ, thi tủ... Nếu em nào thi chưa đạt điểm giỏi sẽ buộc phải thi đi thi lại đến lúc nào cho “ra lò” được điểm 9, điểm 10 mới thôi. Tất nhiên đằng sau các điểm giỏi ấy cũng cho “ra lò” những con robot bắt chước chuyên nghiệp.

Còn con gái tôi đang học lớp 5, hôm đi họp phụ huynh nghe cô giáo thống kê 39/43 học sinh đạt học lực giỏi. Con tôi nằm trong tốp 4 học sinh còn lại là diện trung bình, tôi thấy thật may làm sao. Bởi trong khi ôn thi, tôi yêu cầu con ôn cả những bài ở ngoài (chứ không chỉ những bài cô giao). Cũng có lẽ vì thế nên con tôi “trượt” vé học sinh giỏi?

Một người bạn của tôi có con học lớp 6, học sinh giỏi chiếm 99%. Bạn tôi than thở: “Con mình giỏi hay không mình hiểu mà. Nhiều khi con còn lóng ngóng như gà mắc tóc, lười học vậy mà được học sinh giỏi cái nỗi gì. Hôm họp phụ huynh, cô giáo mướt mồ hôi đọc danh sách học sinh giỏi, mình nghe cũng thấy bội thực. Nhiều lúc mình còn chẳng biết sao con được giỏi nữa!”. Nghe bạn thở dài, tôi tự đặt câu hỏi không biết trong 99% học sinh giỏi ấy có bao nhiêu con robot được lập trình sẵn theo cô giáo?

Còn bao nhiêu tiếng thở dài của các ông bố bà mẹ khi con “vác” giấy khen về nườm nượp? Tôi lo ngại con sẽ trở thành robot vì những danh hiệu ảo kia, đó là lý do tại sao tôi mừng vì con chỉ là học sinh trung bình. Thật lòng tôi không ham những tấm giấy khen...

Tuần qua, chuyên mục “Giáo dục dưới mắt mọi người” và “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được bài viết của các tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyệt Anh (Hà Nội), Minh Thái (Thanh Hóa), Nguyễn Khắc Phê, Phan Đình Ngân (Huế), Nguyễn Thị Bích Nhàn, Nguyễn Văn Danh (Phú Yên), Nguyễn Hoàng Chương, Hà Giang (Lâm Đồng), Võ Thị Lệ Hằng (Bình Thuận), Đông Nguyễn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vũ Nguyễn Anh Thảo, Đoàn Tiến Thụy Hiền, Vũ Thụy Phương Trang, Hằng Nguyễn, Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Công Khanh (TP.HCM), Nguyễn Hữu Nhân (Đồng Tháp), Nguyễn Văn Khánh (An Giang), Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu)...

Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài về cho chuyên mục qua địa chỉ email [email protected] hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Những bài viết hay, được nhiều bạn đọc quan tâm chia sẻ trong tháng sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm là phần thưởng trị giá 1 triệu đồng. Cuối mỗi quý, những bài viết hay nhất sẽ được ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá 3 triệu đồng.

TUỔI TRẺ

CAO VĂN LONG (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Nếu vẫn coi đại học là nơi "đào tạo nguồn nhân lực" đơn thuần thì dù tổ chức theo mô hình nào cũng không tạo ra chuyển biến đáng kể.

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar