25/12/2017 14:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Máy phát hiện gian lận thi cử

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Chiếc máy này có thể 'dò' ra những loại tai nghe siêu nhỏ được khâu chìm trong áo hoặc bỏ sâu trong lỗ tai mà giám thị không thể phát hiện.

Máy phát hiện gian lận thi cử - Ảnh 1.

Anh Tôn Thất Trường Nam giải thích về chiếc máy phát hiện gian lận thi cử của mình - Ảnh: TRUNG TÂN

Anh Tôn Thất Trường Nam (29 tuổi), kỹ thuật viên tại khoa tự nhiên - công nghệ Trường ĐH Tây Nguyên, đã chế tạo thiết bị có thể phát hiện gian lận trong thi cử. Thiết bị này đang áp dụng tại trường.

Theo anh Nam, trên thị trường hiện có các thiết bị siêu nhỏ như máy phát nhạc và tai nghe sử dụng sóng bluetooth, WiFi... để gian lận trong các kỳ thi. Nhiều tai nghe siêu nhỏ, bỏ sâu trong lỗ tai giám thị không thể phát hiện. Các thiết bị này khá rẻ nên được sinh viên "tin dùng".

Anh Nam nói thiết bị của mình đo được sóng điện trường từ các âm thanh phát ra từ loa điện thoại, tai nghe siêu nhỏ bỏ trong tai từ khoảng cách 8-10m. 

Thiết bị này giám thị có thể cầm trên tay "dò" tại các phòng thi. Máy sẽ sáng đèn khi có tín hiệu âm thanh (từ các thiết bị siêu nhỏ) ở ngoài phòng thi. Chỉ cần hướng ăngten vào lớp học, thiết bị sẽ định vị được vị trí sinh viên đang gian lận để yêu cầu kiểm tra.

"Có sinh viên sử dụng điện thoại tự kết nối với bên ngoài đọc vào cho chép nhưng vẫn bị phát hiện. Có trường hợp sinh viên gian lận trong lớp đã bị bắt mà người ở ngoài vẫn đọc bài nhiệt tình và hỏi 'xong chưa?'. Mãi đến khi các giảng viên trả lời "xong rồi", người kia mới biết mình bị lộ" - anh Nam kể.

Anh Nam nói thêm hiện nay nhiều thiết bị điện thoại, máy phát âm thanh thông qua tai nghe siêu nhỏ được làm rất tinh vi. 

"Có lần chúng tôi dò được sóng âm thanh phát ra từ một phòng thi, dò đến đúng vị trí âm thanh phát ra nhưng lục không thấy thiết bị phát. Mãi sau mới phát hiện chiếc "điện thoại" mà sinh viên này sử dụng giống như thẻ ATM, được kẹp trong ví. 

Có lần thì bắt được sinh viên sử dụng một thiết bị siêu nhỏ khâu chìm trong áo... Nếu không có máy dò chắc chắn sẽ không phát hiện gian lận" - anh Nam nói thêm.

PGS.TS Trần Trung Dũng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên - khẳng định qua các đợt thi, nhà trường biết việc nhiều sinh viên dùng các thiết bị điện tử công nghệ cao như điện thoại, máy phát tín hiệu, tai nghe siêu nhỏ... để gian lận trong thi cử. Tuy nhiên không thể cứ mỗi lần thi thì giám thị lục soát người từng sinh viên, như vậy rất phản giáo dục. 

"Thực tế đó đặt ra phải có thiết bị điện tử có thể phát hiện từ xa mà không gây ảnh hưởng đến tâm lý thi cử của sinh viên" - ông Dũng nói.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar