24/11/2013 11:30 GMT+7

"Mấy cái cột toòng teng không chống nổi bão lũ đâu!"

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Trước thông tin Bộ Xây dựng đề xuất xây chòi chống lũ cho miền Trung, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ cho rằng việc này chỉ giải quyết phần ngọn, mang tính chắp vá. Nhà nước nên quản lý tốt hơn vấn đề xây thủy điện và xả lũ, cũng như nghiên cứu mô hình nhà hợp lý hơn.

Phóng to
Nhà chòi chống lũ tại Hà Tĩnh - Ảnh: VGP

Tuổi Trẻ Online trích đăng các ý kiến:

* Xin hỏi lũ do đâu rồi hãy đề xuất giải pháp. Có phải là do xây dựng thủy điện vô tội vạ, quản lý phá rừng lỏng lẻo? Chống lũ rồi có chống bão hay không, hay là vừa xây xong "chòi" chống lũ lại tiếp tục xin vốn làm "hang" chống bão? Xin hãy nghĩ tới cái lợi của người dân trước đã.

truongthanhpy@

* Ở miền Trung từ trước đến nay không có lũ đến mức khốn đốn như vậy, vì sao thì chắc các vị đã biết. Hãy giải quyết cái gốc là thủy điện.

40 triệu đồng cho nhà chòi chống lũ - số tiền ấy không hề nhỏ với người nông dân. Các vị hỗ trợ bằng cách cho vay trả chậm ư? Vậy thì hãy tưởng tượng từ nay chúng ta đi tới vùng nông thôn sẽ thấy mỗi nhà có cái "lồng chim lớn" bên cạnh. Các lồng chim ấy nằm chênh vênh và với kết cấu kiểu vậy, vừa bão vừa lũ chết là chắc... Hãy tìm cách khác giúp dân một cách bền vững ngài thứ trưởng ơi!

Trần Phạm Quang Thuận

* Hãy tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Người dân tự biết phòng lũ, chỉ còn lại vấn đề quản lý thủy điện xả lũ của các "ông lớn". Nhà chòi mà ông Nam đề xuất không giải quyết được vấn đề, chỉ làm hao công tốn của nhân dân. Người còn mà vườn tược, cây cối, hoa màu, vật nuôi... mất mát thì làm được gì? Tay trắng lại hoàn trắng tay.

Trường Thành

* Tôi là dân miền Trung, từng chứng kiến lũ về rất lớn và thường mang theo nhiều rác, cây củi... tấp vào; nếu xây chòi thì nên tính toán thế nào để có thể chịu được lực cản chứ 6 cái cột toòng teng như trên không chịu được lũ đâu. Phương án tốt nhất là động viên di dời bà con sống xa bờ sông nơi dòng nước không xiết rồi hãy xây chòi cho bà con tránh trú. Ngoài ra, xả lũ cũng phải khoa học, đúng quy trình mới mong đảm bảo an toàn cho người dân.

haithanh.1959@

* Lũ năm sau luôn cao hơn năm trước (cả khi lượng mưa nhỏ hơn) thì phải xây cao bao nhiêu cho đủ? Ngoài nguyên nhân rừng bị phá, việc nâng cấp quốc lộ 1 và các tuyến đường khác cũng vô hình trung trở thành con đê ngăn thoát lũ do các cống thoát ngang không đủ lưu lượng. Điển hình như thị trấn Vĩnh Điện, Túy Loan... QL1 và QL14 nằm phía hạ lưu nên khi lũ về bị ngăn hướng thoát khiến tình trạng ngập nặng và kéo dài.

Thắng Nguyễn

* Hôm nay là lũ, mai là bão rồi ngày kia là động đất, cứ mỗi thảm họa bộ lại xin tiền để làm một loại nhà chống lại sao? Tư duy theo kiểu bịt lưới thế này thì dân mình khổ cứ khổ triền miên thôi. Tôi đề nghị Bộ Xây dựng kết hợp với các nhà khoa học liên quan đến các lĩnh vực như thời tiết, y tế để nghiên cứu tổng thể làm sao ra được kiểu nhà phù hợp có thể chống lại thời tiết khu vực đó, sau đó khuyến cáo dân làm theo.

hoangsown07@

* Ông thứ trưởng ơi, đề nghị ông làm việc có kế hoạch chút chứ làm kiểu chắp vá như ông dân miền Trung tôi sợ không sống nổi với cái nhà chống lũ của ông đâu.

Tuấn Hứa

* Xin thưa rằng ý tưởng hay, nhưng Bộ Xây dựng có nghĩ đến chòi sẽ như thế nào nếu bão đến? Thời tiết ở miền Trung rất khắc nghiệt. Không chỉ có lũ lụt thôi mà còn có bão nữa.

Nguyễn Việt Thắng

* Thiết kế này không ổn rồi, gặp bão gió cấp 8-9 là bay nóc luôn. Miền Trung không chỉ thường xuyên chịu lũ mà cả gió bão nữa. Đề nghị thiết kế căn nhà hội đủ cả hai yêu cầu chống chịu được bão, lũ.

leductaihcm@

* Theo tôi, mỗi xã chỉ cần 2 tụ điểm trên nền đất cao, xây trụ cột bêtông rồi đổ mái bằng như kiểu các chợ, với diện tích vài nghìn mét vuông, bình quân mỗi người 2m2. Khi có bão thì trú bão ở dưới, khi lũ lụt thì ở trên mái; lúc không có lũ thì biến nơi đây làm dịch vụ, họp chợ, nơi sinh hoạt văn hóa thể thao... Kinh phí có thể do nhân dân đóng góp, nếu thiếu thì Nhà nước hỗ trợ thêm. Không nên làm chòi chống lũ vì sẽ không chịu nổi gió bão mà lại sinh tốn kém.

hungcalisto123@

Đọc thêm:

TUỔI TRẺ ONLINE

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lý do nhiều trường hợp bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1-7

Từ 1-7, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định rõ việc tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với 3 nhóm.

Lý do nhiều trường hợp bị dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1-7

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Từ 4h sáng 17-5, Vietnam Airlines chính thức chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa từ nhà ga T1 sang nhà ga hành khách T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngoại trừ một số đường bay ngắn đi Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau.

Vietnam Airlines chuyển sang nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, hành khách lưu ý gì?

Việc đóng tiền rác ở các hộ gia đình TP.HCM có gì thay đổi từ 1-6?

Theo quyết định 67 của UBND TP.HCM quy định về giá đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt tại TP (hay còn gọi là tiền rác), từ 1-6, mức thu đối với dịch vụ thu gom tăng lên từng khu vực - các cụm quận, huyện.

Việc đóng tiền rác ở các hộ gia đình TP.HCM có gì thay đổi từ 1-6?

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Nhiều trường công lập ở Quảng Bình phản ứng vì bị tính thuế giá trị gia tăng đến 2 lần cho mỗi bữa ăn bán trú của học sinh. Cơ quan thuế cũng đã lên tiếng.

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar