25/05/2013 13:12 GMT+7

Máy bay không người lái của Việt Nam bay trên 100km

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Sáng 25-5, sáu chiếc máy bay không người lái do Viện Công nghệ không gian - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chế tạo đã bay và thực hiện thành công những nhiệm vụ đặc thù, theo đúng “sự phân công” của các nhà khoa học.

Phóng to
Đội hình máy bay không người lái do Viện Công nghệ không gian chế tạo

Các ảnh chụp từ camera lắp trên máy bay được truyền về đài chỉ huy: sáu máy bay không người lái cất cánh tại bãi biển huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 100km về phía bắc bắt đầu chương trình bay phục vụ nghiên cứu khoa học biển trên vùng biển miền Trung.

Đây là chương trình nghiên cứu khoa học phối kết hợp giữa Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang và Viện Công nghệ không gian.

TS Phạm Ngọc Lãng - chủ nhiệm đề tài chế tạo máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học này - cho hay các máy bay đã được “phân công nhiệm vụ” rất cụ thể.

Theo đó, máy bay AV.UAV.S1 đảm nhận hành trình bay ghi hình, chụp ảnh đo phổ hệ sinh thái, ngư trường ven biển, thảm thực vật, diện tích san hô, phân bổ các hợp phần nền đáy vịnh Vân Phong, nhiệt độ mặt nước biển, đo phù sa bồi lắng tại các cửa sông/biển, rừng ngập mặn, vùng sạt lở ven biển, chuẩn hóa ảnh chụp từ vệ tinh… phục vụ chương trình nghiên cứu.

Phóng to
Chăm sóc máy bay không người lái

Máy bay AV.UAV.S2 đảm nhận hành trình bay ra khơi xa trên 100km với nhiệm vụ ghi hình, chụp ảnh đo phổ các loài sinh vật thủy sinh trên thềm lục địa, san hô đáy biển, nhiệt độ, độ mặn nước biển, dòng hải lưu, phát hiện vùng cá tiềm năng phục vụ bà con ngư dân và cung cấp số liệu cho Viện Hải dương học Nha Trang và Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang.

Máy bay AV.UAV.S2 tiến hành bay chụp ảnh điểm cực đông (đất liền) của Tổ quốc ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E, địa giới hành chính Đầm Môn, Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa trên hành trình bay ra khơi xa thềm lục địa. Máy bay AV.UAV.S2 cũng đã tiến hành bay ghi hình, chụp ảnh, đo phổ hiện trạng đảo Trâu Nằm, Trâu Đen và một số đảo khác trong hành trình bay.

Theo TS Lãng, đêm nay (25-5), nhóm nghiên cứu tiếp tục cho máy bay bay thử nghiệm ban đêm, bài tập bay đêm hướng ra thềm lục địa vùng biển miền Trung.

Những thông tin mới nhất sẽ được Ban chỉ huy bay tiếp tục cập nhật cho Tuổi Trẻ Online.

Phóng to
Máy bay không người lái bay trên bầu trời
Phóng to
Bay trên bầu trời
Phóng to
Máy bay không người lái cất cánh
Phóng to
Ảnh chụp bãi biển Vân Phong
Phóng to
Ảnh chụp vịnh Vân Phong
Phóng to
Ảnh chụp cận cảnh điểm cực đông ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E
Phóng to
Ảnh chụp toàn cảnh đảo Hòn Đôi, Khánh Hòa. Ảnh có độ phân giải 41 megapixel, được ghép từ 15 không ảnh chụp từ máy bay AV.UAV.S2
Phóng to
Ảnh chụp toàn cảnh điểm cực đông ở tọa độ 12038’52’’N, 109027’44’’E
Phóng to
Ảnh phổ của bãi cát trắng ven bờ vịnh Vân Phong ở tọa độ: 12.66533, 109.41333.

Theo thiết kế chế tạo, máy bay AV.UAV.S1 có chiều dài 1,80m; sải cánh 2,70m; khối lượng tối đa 12,0kg; khối lượng tải có ích 1,5kg; bán kính hoạt động 15km; trần bay 3.000m; động cơ 45cm3; tốc độ lớn nhất 120km/g; thời gian hoạt động trên không 2g; đường cất hạ cánh 50m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; truyền ảnh online từ camera khoảng cách 15km.

Trong khi đó, máy bay AV.UAV.S2 sở hữu chiều dài 2,60m; sải cánh 3,20m; khối lượng tối đa 45kg; tải có ích 15kg; động cơ 80cm3; tốc độ lớn nhất 150km/g; trần bay 3.000m; đường cất, hạ cánh 200m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; thời gian hoạt động trên không 3g.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar