14/01/2025 07:18 GMT+7

Mặt trời từng đổi màu xanh, tím vì một sự kiện trên Trái đất, có chuyện gì?

Vào tháng 8-1831, nhiều nơi ghi nhận mặt trời có màu xanh lam, xanh lục, thậm chí là màu tím.

Mặt trời từng đổi màu xanh, tím vì một sự kiện trên Trái đất, có chuyện gì? - Ảnh 1.

Sự kiện kỳ lạ nhất là các báo cáo về Mặt trời có màu xanh lam, xanh lục, và thậm chí là màu tím vào tháng 8 - Ảnh: Daily Jang

Mùa xuân và mùa hè năm 1831, một ngọn núi lửa nào đó trên Trái đất đã phun trào, giải phóng lượng lớn lưu huỳnh dioxit vào khí quyển, gây ra hiện tượng làm mát toàn cầu và tạo ra các điều kiện thời tiết kỳ lạ trong năm đó, bao gồm Mặt trời.

Mặt trời đổi màu kỳ dị

Hiện tượng làm mát toàn cầu, giảm 1 độ C đã dẫn đến thất bại mùa màng và nạn đói trên khắp thế giới, nhưng có lẽ sự kiện kỳ lạ nhất là các báo cáo về mặt trời có màu xanh lam, xanh lục, thậm chí là màu tím vào tháng 8.

"Thời tiết thật ảm đạm, trời lại mưa suốt cả đêm và cả sáng, lạnh như mùa đông, tuyết đã phủ dày trên các ngọn đồi gần nhất". Đây là những lời của nhà soạn nhạc người Đức Felix Mendelssohn khi ông đi qua dãy Alps vào năm 1831. Tuy nhiên, có một vấn đề duy nhất: lúc đó đang là mùa hè.

Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã biết rằng một ngọn núi lửa có thể là nguyên nhân nhưng họ không biết ngọn núi lửa nào phải chịu trách nhiệm. Giờ đây, một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học tại Đại học St. Andrews ở Anh cho biết họ đã giải được bí ẩn. Núi lửa Zavaritskii trên quần đảo Kuril, nằm ở phía tây bắc Nhật Bản, chính là thủ phạm.

Tiến sĩ William Hutchison, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học St. Andrews, cho biết một bước đột phá trong "vụ án lạnh giá" này đã xảy ra nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ, cho phép phân tích nhiều bằng chứng núi lửa hơn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).

"Chỉ trong những năm gần đây chúng ta mới phát triển được khả năng chiết xuất các mảnh tro núi lửa siêu nhỏ từ lõi băng và tiến hành các phân tích hóa học chi tiết trên chúng", Hutchison giải thích trong một thông cáo báo chí. "Những mảnh tro này vô cùng nhỏ, chỉ bằng khoảng 1/10 đường kính của sợi tóc con người".

Sau khi các nhà khoa học ở Nga và Nhật Bản gửi các mẫu được thu thập từ nhiều thập kỷ trước tại ngọn núi lửa này trên đảo Simushir không có người ở, Hutchison và các đồng nghiệp đã so sánh các mẫu với các mảnh tro từ lõi băng và phát hiện rằng Zavaritskii có sự trùng khớp hoàn hảo.

"Khoảnh khắc trong phòng thí nghiệm khi chúng tôi phân tích hai mẫu tro, một từ núi lửa và một từ lõi băng, thực sự là một khoảnh khắc 'eureka'", Hutchison nói trong một thông cáo báo chí. 

"Tôi không thể tin được rằng các con số lại trùng khớp đến vậy. Sau đó, tôi dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về tuổi và quy mô của vụ phun trào trong các ghi chép ở Kuril để thực sự thuyết phục bản thân rằng sự trùng khớp là thật".

Cần sự phối hợp quốc tế

Trước núi lửa Zavaritskii, đợt phun trào của núi lửa Tambora vào năm 1815 cũng từng gây ra "năm không có mùa hè" ở Mỹ với các hồ và sông bị đóng băng tận tây bắc Pennsylvania vào tháng 7-1816.

Năm 1991, núi lửa Pinatubo ở Indonesia phun trào cũng làm mát bầu khí quyển 1 độ C sau khi bơm 15 triệu tấn lưu huỳnh dioxit vào khí quyển.

Hutchison cảnh báo rằng việc tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những sự kiện phun trào như trên có thể giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn, khi vụ phun trào lớn tiếp theo chắc chắn xảy ra.

"Có rất nhiều núi lửa như thế này, điều này cho thấy việc dự đoán thời điểm hoặc địa điểm xảy ra vụ phun trào có cường độ lớn tiếp theo sẽ khó khăn như thế nào", Hutchison nói trong một thông cáo báo chí. 

"Với tư cách là các nhà khoa học và với tư cách là một xã hội, chúng ta cần xem xét cách phối hợp ứng phó quốc tế khi vụ phun trào lớn tiếp theo, giống như vụ năm 1831, xảy ra".

Phát hiện quần thể tiểu hành tinh siêu nhỏ trong Hệ Mặt trời

Dù có kích thước nhỏ nhưng các tiểu hành tinh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn, đặc biệt khi bị lực hấp dẫn từ sao Hỏa và sao Mộc làm lệch khỏi quỹ đạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar